Trang chủ » Chán ăn mệt mỏi khi mang thai: Mẹ nên làm thế nào?

Chán ăn mệt mỏi khi mang thai: Mẹ nên làm thế nào?

(14/07/2022)

Chán ăn mệt mỏi khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu rất nhanh rơi vào tình trạng suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Làm thế nào để khắc phục các biểu hiện này và giúp mẹ ăn uống dễ dàng hơn? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm ra câu trả lời nhanh chóng.

Rate this post

Nguyên nhân của chứng chán ăn mệt mỏi khi mang thai mẹ nên biết

Chán ăn mệt mỏi khi mang thai: Mẹ nên làm thế nào

Ốm nghén khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn mỗi khi tới bữa

Tình trạng mẹ bầu bị chán ăn và mệt mỏi trong thời gian mang thai là không hiếm gặp, chủ yếu bởi những nguyên nhân như sau:

  • Thay đổi hormone HCG trong cơ thể: Lượng hormone HCG tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn đầu thai  kỳ khiến cơ thể mẹ nhạy cảm hơn so với bình thường, kéo theo một số dấu hiệu như chán ăn, buồn nôn, buồn ngủ, mệt mỏi kiệt sức.
  • Ốm nghén: Chán ăn và mệt mỏi có thể là biểu hiện ốm nghén thường thấy ở 3 tháng đầu tiên mang thai. Mẹ bầu có hiện tượng sợ đồ ăn và buồn nôn khi ngửi thấy những món ăn nặng mùi.
  • Bảo vệ thai nhi: Nghe thì có vẻ vô lý nhưng nhiều trường hợp bầu có tâm lý từ chối thức ăn như một cách bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chứng chán ăn sẽ diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ và hết ở những tháng tiếp theo, những thực phẩm gây chán ăn thường là những món ăn nặng mùi, gia vị nồng, đồ ăn cay, trà, cà phê..

Chán ăn khi mang thai có tác động gì tới mẹ và thai nhi?

Chán ăn mệt mỏi khi mang thai: Mẹ nên làm thế nào

Thai nhi có nguy cơ suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng

Tình trạng chán ăn mẹ bầu mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hiện tượng này kéo dài gây ra những tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, bao gồm:

  • Đối với mẹ bầu: Cơ thể luôn trọng trạng thái mệt mỏi, sợ đồ ăn, có phản ứng buồn nôn. Do không được bổ sung đủ dinh dưỡng nên mẹ rất dễ bị suy nhược và kiệt sức. Tình trạng ốm nghén nặng khiến mẹ không tiêu hóa được thức ăn, choáng váng, thiếu hụt điện giải và muối.
  • Đối với thai nhi: Thiếu dinh dưỡng kéo dài khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cần làm gì để cải thiện tình trạng chán ăn mệt mỏi trong thai kỳ?

Chán ăn mệt mỏi khi mang thai: Mẹ nên làm thế nào

Tăng cường vitamin C và các loại khoáng chất với hoa quả tươi

Để cải thiện tình trạng chán ăn mệt mỏi khi mang thai, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ từ 2-3 lít nước/ngày giúp giảm cảm giác mệt mỏi cũng như giảm ốm nghén hiệu quả, giúp mẹ có thể ăn được dễ dàng hơn.
  • Hạn chế đồ ăn nặng mùi: Bất cứ đồ ăn nặng mùi nào khiến mẹ có cảm giác buồn nôn thì nên tránh xa để không bị ảnh hưởng đến bữa ăn của mẹ. Mẹ bầu nên sử dụng các món ăn ít gia vị để ăn được nhiều mà không bị kích thích nôn ói.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì nạp một lượng lớn calo trong 1 bữa, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn với khẩu phần khoảng 5-6 bữa/ngày để hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
  • Không bỏ bữa: Chế độ ăn cần được đảm bảo đủ chất và đúng giờ để giúp cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin: Vitamin C có trong các loại quả mọng đặc biệt giúp làm giảm triệu chứng ốm nghén rất hiệu quả, nên được sử dụng nhiều trong thời gian 3 tháng đầu. Một số loại quả nên ăn nhiều trong thai kỳ như cam, quýt, bưởi, dâu tây..
  • Tăng cường vi chất qua viên uống: Thời gian 3 tháng đầu tiên mang thai mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất quan trọng, nhất là sắt và acid folic cho bà bầu để ngăn ngừa mệt mỏi do thiếu máu thiếu sắt, đồng thời tăng cường lượng acid folic để làm giảm nguy cơ bị dị tật của thai nhi.

Chán ăn mệt mỏi khi mang thai: Mẹ nên làm thế nào

Bổ sung sắt và acid folic với viên uống ngay trong giai đoạn đầu thai kì

Chán ăn mệt mỏi khi mang thai là biểu hiện có thể bắt gặp ở nhiều mẹ bầu trong giai đoạn mang thai đầu tiên, mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thời gian đầu ốm nghén, mẹ nên thực hiện các biện pháp khắc phục như trên, chú ý tăng cường các vi chất với viên uống để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Nếu mẹ lo lắng bà bầu nên uống sắt nước hay viên tốt hơn thì phần lớn mẹ bầu, nhất là mẹ bầu chán ăn có xu hướng lựa chọn sắt viên. Bởi sắt viên dễ uống hơn, hạn chế vị tanh, không gây buồn nôn như sắt nước – do đó, ít ảnh hưởng tới cơn thèm ăn của mẹ bầu hơn!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn