Trang chủ » Bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

(03/04/2024)

Đối với sản phụ khi mang thai sẽ được các bác sĩ dự đoán ngày sinh dựa trên ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng của mẹ cũng như thông số phát triển của thai nhi. Thế nhưng, vẫn có nhiều trường hợp đã qua ngày dự sinh mà thai nhi vẫn chưa chịu ra khỏi bụng mẹ. Vậy, bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Rate this post

Bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Trong dân gian, thai quá ngày dự sinh còn gọi là “chửa trâu”, là khi mà mẹ mang thai trên 42 tuần tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu sinh.  Nhiều người nghĩ rằng, thai trong bụng mẹ quá một thời gian sẽ giúp thai có thể phát triển tốt hơn. Song thực tế, thai nhi đủ 9 tháng 10 ngày hoặc ít hơn trong khoảng thời gian cho phép thì cơ quan đã phát triển hoàn thiện, kích thước đủ lớn.

Đến tuần thứ 41, dịch ối sẽ có dấu hiệu giảm dần. Lúc này cơ thể mẹ cũng không tiếp tục cung cấp nhiều nước ối và dinh dưỡng nữa. Trong khi đó, thời gian này thai nhi trong bụng sẽ tiếp tục sử dụng dinh dưỡng cung cấp để tăng kích thước trong khi chức năng này của nhau thai và dây rốn bắt đầu suy giảm. Do đó, thai càng quá ngày sinh nhiều thì mức độ nguy hiểm càng tăng lên.

Bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Thai càng quá ngày sinh nhiều thì mức độ nguy hiểm càng tăng lên

Đối với thai nhi

Thai nhi sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên và lớn nhất nếu như quá ngày dự sinh mà vẫn chưa được chào đời, cụ thể là:

  • Thai nhi có nguy cơ nuốt phải phân su dẫn đến các vấn đề về hô hấp, đe dọa đến tính mạng trẻ.
  • Nguy cơ bị suy thai: Khi bắt đầu quá ngày sinh, nước ối sẽ cạn dần, dây rốn bị chèn ép dễ khiến bé bị thiếu oxy, nhịp tim bất thường, gây suy thai.
  • Nguy cơ thai chết lưu: Thời gian quá ngày dự sinh càng lâu sẽ khiến bé gặp nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, da nhăn nheo, thậm chí là thai chết lưu.

Đối với mẹ bầu

Không chỉ nguy hiểm với trẻ mà mẹ bầu mang thai quá ngày sinh cũng bị ảnh hưởng sức khỏe trực tiếp như là:

  • Nguy cơ nhiễm trùng: Do ảnh hưởng của thai nhi đến sức đề kháng, thai phụ sinh quá ngày có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với các mẹ sinh đúng ngày.
  • Tăng nguy cơ băng huyết: Do thai lớn, chèn ép vào mạch máu và cơ quan cũng như nguy cơ phải mổ đẻ cao, thai phụ phải đối mặt với nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn. Mất quá nhiều máu khiến mẹ cần thời gian dài để cơ thể tái tạo lại máu, phục hồi sức khỏe.

Bà bầu quá ngày sinh nên làm gì?

Đi khám thai thường xuyên

Bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Bà bầu quá ngày sinh nên đi khám thai

Đi khám thai thường xuyên là cách để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé. Từ đó đánh giá tình trạng chuyển dạ và đưa ra giải pháp phù hợp nếu cần thiết.

Thực hiện biện pháp kích thích chuyển dạ

Nếu thai nhi quá ngày dự kiến sinh và không có bất kỳ triệu chứng gì liên quan tới sức khỏe của mẹ và thai nhi thì mẹ có thể thực hiện biện pháp để kích thích chuyển dạ. Các biện pháp này có:

  • Đi bộ và tập thể dục với cường độ vừa phải để kích thích sự di chuyển của thai nhi.
  • Massage vùng xương chậu để giúp thai nhi di chuyển xuống phía dưới.

Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý thực hiện các mẹo dân gian: uống nước dứa, uống nước tía tô… để tránh gây ra những biến chứng thai kỳ.

Thực hiện sinh mổ nếu cần thiết theo chỉ định bác sĩ

Nếu thai quá ngày dự kiến sinh và không có biện pháp nào để kích thích chuyển dạ thì các bác sĩ có thể đưa ra quyết định sinh mổ để giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Như vậy, mẹ bầu quá ngày dự sinh có thể có những nguy hiểm không mong muốn với sức khỏe của cả mẹ và em bé. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này mẹ cần sớm đi khám để có hướng xử lý kịp thời.

Ngoài ra, xuyên suốt quá trình mang thai của mình, các cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, chủ động tìm hiểu quá ngày dự sinh nên ăn gì để đảm bảo sinh nở tốt nhất.

Bộ tứ sắt canxi DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ bầu - nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bộ tứ sắt canxi DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Đặc biệt mẹ nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm vitamin bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kĩ sắt canxi DHA nên uống như thế nào để không gây các tác dụng phụ với hệ tiêu hóa. Theo đó, tốt nhất mẹ không nên uống sắt, canxi khi đang đói và không uống sắt canxi vào buổi tối để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn