Trang chủ » Những điều mẹ cần làm để có thai kỳ khỏe mạnh

Những điều mẹ cần làm để có thai kỳ khỏe mạnh

(02/08/2017)

Thai kỳ khỏe mạnh cần rất nhiều yếu tố bao gồm chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi và cả yếu tố tâm lý. Dưới đây là những điều mẹ nên làm để có được thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất.

5 (100%) 1 vote

1. Khám thai đầy đủ, đúng định kỳ

Khám thai bao gồm siêu âm thai và những chẩn đoán liên quan đến thai kỳ. Việc khám thai đúng định kỳ là nền tảng để sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi được đảm bảo an toàn đến khi mẹ tròn con vuông.

Dưới đây là những mốc khám thai mẹ cần nhớ:

  • Biết mình có thai:

Khi trễ kinh 1 tuần hoặc que thử thai có 2 vạch, bạn nên đến bệnh viện để siêu âm lần đầu tiên. Siêu âm sẽ xác định bạn có thai hay không, có tim thai chưa, thai nằm trong hay ngoài tử cung, thai bình thường hay bệnh lý, có khối u ở tử cung và buồng trứng hay không. Đến tuần thứ 8, thứ 9, bạn nên đến khám lại để phát hiện tim thai.

  • Từ tuần 12 -14 của thai kỳ:

Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).

  • Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ:

Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

  • Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ:

Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này. Khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.

2. Từ chối lời mời uống rượu, bia và các chất kích thích khác

 

Khi mẹ bầu uống rượu bia hay gọi chung là thức uống có cồn thì cồn sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng của người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng.

Chính bởi vậy, uống rượu bia có thể gây ra hàng loạt những dị tật bẩm sinh cho thai nhi và các biến chứng trong thai kỳ. Ngay cả bia không cồn hay rượu vang thì dù có chứa một lượng ít ỏi cồn cũng tuyệt đối không nên uống.

Ngoài ra các đồ uống có gas nói chung (thường là nước ngọt) thì mẹ bầu cũng không nên dùng. Các chất kích thích khác như trà, cà phê, thuốc lá,… cũng cần hạn chế, tốt nhất là nên tránh xa.

3. Tránh hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với môi trường khói thuốc

 

Sinh non– chela ferr forte

Hút thuốc là điều tuyệt đối không nên trong khi mang thai, ngoài ra hít phải khói thuốc người khác hút cũng có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non, sinh con nhẹ cân và tử vong sớm. Vì vậy, hãy tránh xa những người hút thuốc để phòng ngừa những biến chứng trong thai kỳ.

GS David Liewellyn thuộc Trường ĐH Cambridge, Anh cho biết: “Hút thuốc lá thụ động sẽ làm suy yếu các chức năng của dây thần kinh, làm ảnh hưởng đến nhận thức, trí nhớ của trẻ và khiến nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cao hơn gấp 3 lần những người không sống trong gia đình có người hút thuốc lá”.

Có rất nhiều nghiên cứu đã đề cập đến thói quen hút thuốc của cha mẹ không những ảnh hưởng tới trẻ khi còn trong bào thai, mà ngay cả khi người lớn hút thuốc trẻ hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động) thì nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và tim mạch như: nhiễm lao phổi, khởi phát cơn hen, viêm phế quản, viêm phổi,… là rất cao.

4. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh

Khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ thuốc tẩy rửa, thuốc trừ sâu, diệt côn trùng hay sơn, sản phẩm chứa thủy ngân hay chì, bà bầu sẽ đối mặt với nguy cơ đương đầu với các biến chứng thai kỳ, nguy hiểm hơn còn dẫn đến khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.

5. Tuyệt đối không ăn thịt, cá sống, đồ ăn chưa nấu chín

Thịt và thủy hải sản là một trong những nguồn cung cấp chất đạm, sắt, canxi cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy nhưng thai phụ nên chú ý không nên ăn thịt, cá sống, đồ ăn chưa nấu chín kỹ hoặc được đánh bắt, sản xuất ở những nơi ô nhiễm, nguồn gốc không rõ ràng.

Thuỷ sản chứa nhiều thủy ngân hay nhiều chủng loại cá biển và hải sản có vỏ khác (sò, trai, cua, tôm…) có thể chứa một hàm lượng thủy ngân nguy hiểm cho sức khỏe. Nồng độ thủy ngân cao trong chế độ ăn của mẹ có thể làm tổn thương hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Cần tránh sử dụng cá sống và hải sản sống hay các loại hải sản, thịt đông lạnh hun khói (có thể sử dụng với điều kiện đã được nấu chín/đóng hộp), các loại cá ở những vùng sông hồ, suối bị ô nhiễm.

6. Tập thể dục nhẹ nhàng, vận động hợp lý

Đúng là bà bầu luôn cần được nghỉ ngơi nhưng không phải vì thế mà thai phụ lười vận động, di chuyển. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai sẽ giúp mẹ đỡ nhức mỏi tay, chân, dễ ngủ và thuận lợi hơn trong quá trình sinh nở.Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hóa làm giảm nguy cơ phát snh mỡ thừa và bệnh tiểu đường là 2 triệu chứng gây khó chịu thường xuất hiện trong thai kỳ.

7. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ

Mẹ bầu nhất định phải sử dụng viên uống bổ sung Sắt, Axit Folic và Canxi đầy đủ trong thai kỳ. Đây là ba chất dinh dưỡng cần thiết để cả mẹ và bé cùng phát triển khỏe mạnh, giúp phòng tránh các khuyết tật như nứt đốt sống hay giúp hạn chế nguy cơ sinh non.

Các chất khác như DHA, vitamin E,… không nhất thiết mẹ cần phải bổ sung bởi trong thức ăn hàng ngày, nếu chú trọng cũng có thể cung cấp đầy đủ theo nhu cầu của mẹ.

8. Trò chuyện với con nhiều hơn

Từ tháng thứ 6 của thai kỳ, bé đã bắt đầu xuất hiện phản ứng nghe được những âm thanh từ bên ngoài và cũng là lúc bố mẹ có thể trò chuyện cùng con. Những bé thường xuyên nghe giọng của bố mẹ ngay từ lúc còn trong bụng mẹ sẽ có được sự gần gũi, thân thiện với bố mẹ sau khi chào đời.

Giọng nói của mẹ có tác dụng tới bé một cách trực tiếp vì nó chuyển thẳng từ cơ thể mẹ tới bé. Đây là cách gắn kết tình mẫu tử giữa mẹ với con theo cách tự nhiên nhất. Hỏi thăm con, tâm sự với con, kể con nghe những chuyện tươi vui cũng có tác dụng tốt cho sự phát triển của thai nhi.

9. Tuyệt đối không ăn kiêng trong thai kỳ

Tăng cân trong thai kỳ là điều hiển nhiên nhưng nhiều mẹ bầu lại sợ điều đó bởi chặng đường giảm cân sau sinh cực khó khăn, nhất là với những mẹ tăng quá nhiều cân. Thực ra cân nặng trong thai kỳ với mỗi mẹ sẽ có một định mức khác nhau, mẹ không nên tăng quá nhiều cân nhưng cũng không được kiêng ăn.

Việc ăn kiêng của mẹ khi đang mang thai không khác nào chính bạn đang “từ chối” cung cấp dinh dưỡng cho con trong bụng vậy. Việc quan trọng là mẹ bầu không nên cắt giảm lượng calorie cần thiết trong các bữa ăn chính, thay vào đó giảm bớt thực phẩm không tốt như đồ ăn nhanh, thức ăn ôi nhiễm,… Hãy nhớ những điều dưới đây:

  • Bà bầu ăn kiêng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, mắc các dị tật bẩm sinh nhất định.
  • Trong trường hợp bạn theo đạo và buộc phải ăn uống theo nguyên tắc thì nhớ tìm nguồn thực phẩm có lượng dưỡng chất tương tự để bổ sung.
  • Thức ăn nhanh hoàn toàn không phải giải pháp hay ho cho bà bầu. Nó chứa calorie rỗng, hoàn toàn không bổ béo gì.
  • Nếu không thể kiềm chế sở thích ăn uống của mình trước những món ăn vặt không lành mạnh, bạn nên thử cách sau: Ăn món lành mạnh trước, sau đó ăn một ít thực phẩm không thân thiện. Từ từ, thói quen này sẽ tiến triển tốt hơn.
  • Không vượt quá liều lượng chất bổ và vitamin uống hằng ngày nhằm giảm bớt lượng thức ăn cần nạp.

10. Nghỉ ngơi đầy đủ, tạo tâm lý thoải mái

Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai sẽ khiến bạn có tâm trạng thất thường. Hãy làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, chăm sóc bản thân nhiều hơn, dành thời gian thư giãn nhiều hơn để bản thân thực sự được nghỉ ngơi và có tâm lý thoải mái.

Để làm được điều này, người chồng hãy quan tâm đến vợ mình hơn, trở thành điểm tựa vững chắc, an toàn, giúp họ bớt lo âu trong thai kỳ. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho vợ, thường xuyên hỏi han, tâm sự với vợ về cảm giác, tâm trạng hay mong muốn của vợ để giúp vợ vượt qua sự thay đổi này.

Bên cạnh đó bạn cần tạo không gian thoáng mát cho ngôi nhà, chia sẻ tâm sự nhiều hơn với gia đình, bạn bè, người thân. Hãy mở lòng chia sẻ để nhẹ lòng hơn và họ sẽ cho bạn những lời khuyên có ích, giúp bạn giải tỏa tâm trạng của mình.

11. Đừng thờ ơ với chuyện chăn gối

Có rất nhiều câu hỏi từ các cặp vợ chồng dành cho bác sĩ phụ khoa rằng: khi có thai có thể quan hệ tình dục nữa hay không? Câu trả lời là: có!

Thật ra khi bắt đầu mang thai, cổ tử cung đã được đóng lại bằng một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản vi khuẩn cũng như tinh dịch vào sâu bên trong. Vậy nên quan hệ khi mang thai an toàn cho cả mẹ và con nếu được thực hiện đúng cách.

Nếu thai kỳ của bạn diễn ra“bình thường” thì vợ chồng bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục và bạn không phải lo lắng điều đó ảnh hưởng đến bé yêu. Thai kỳ “bình thường” là những trường hợp không thuộc nhóm như: có nguy cơ sinh non, có tiền sử sảy thai, dọa sảy, bóc tách nhau thai, hoặc thai phát triển kém… Với những thai kỳ có nguy cơ cao, bạn sẽ nhận được sự tư vấn của bác sĩ về việc không nên quan hệ.

Trong thai kỳ,  tùy vào sức khỏe của từng bà bầu, cũng như tình cảm của hai vợ chồng để điều chỉnh “chuyện ấy” cho phù hợp. Cần lưu ý khi sinh hoạt tình dục trong thai kỳ nên nhẹ nhàng, đừng quá cuồng nhiệt hay thô bạo, không nên xuất tinh vào trong âm đạo vì trong tinh dịch có chất gây co bóp tử cung.

Nếu bụng bà bầu đã lớn thì nên thay đổi tư thế quan hệ sao cho phù hợp, nếu không quan hệ được thì có thể vuốt ve âu yếm, thể hiện sự yêu thương… sẽ làm mối quan hệ của hai vợ chồng thêm bền chặt hơn.

 

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn