Trang chủ » Rỉ ối có chảy liên tục không? Những việc mẹ cần làm khi rỉ ối

Rỉ ối có chảy liên tục không? Những việc mẹ cần làm khi rỉ ối

(06/04/2024)

Các hiện tượng bất thường xảy ra khi mang thai đều khiến mẹ bầu lo lắng. Trong đó có tình trạng rỉ ối. Rỉ ối có chảy liên tục không và phải làm gì khi bị rỉ ối là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm.

Rate this post

Rỉ ối có chảy liên tục không?

Mức độ rỉ ối, màu sắc nước ối… là những dấu hiệu nhận biết mức độ nguy hiểm của hiện tượng này. Rỉ ối có chảy liên tục không là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm để biết được chính xác vấn đề mình đang gặp phải là bình thường hay bất thường.

Thực tế, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc rỉ ối có chảy liên tục không phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Nước ối có thể bị rỉ ít, hoặc liên tục là do thể trạng, sức khỏe cũng như cơ thể mẹ bầu.

Nếu nước ối rỉ ít, không ra liên tục thì có thể xem đây là hiện tượng bình thường. Ngược lại, nước ối rỉ liên tục, không có tín hiệu dừng lại thì mẹ không được chủ quan mà nên đến các cơ sở Y tế uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý đúng cách, kịp thời. Nếu rỉ ối liên tục vào tuần thứ 38 trở đi, mẹ có thể xem xét sinh con chủ động để đảm bảo an toàn cho em bé vì thiếu ối gây nguy hiểm cho con, cần đưa bé ra ngoài trước khi ối cạn.

Rỉ ối có chảy liên tục không? Những việc mẹ cần làm khi rỉ ối

Rỉ ối có thể chảy liên tục hoặc không tùy từng trường hợp

Rỉ ối liên tục có nguy hiểm không?

Rỉ ối liên tục, với lượng nhiều là hiện tượng nguy hiểm, có thể đe dọa sức khỏe thậm chí là tính mạng của thai nhi. Nguyên nhân là do nước ối là môi trường sống của thai nhi, em bé cần đủ nước ối để sống, để phát triển, để trao đổi chất và oxy… Trung bình, nước ối của mẹ bầu sẽ có khoảng 500 – 1000ml tùy từng thời điểm.

Nếu rỉ ối liên tục không được kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng thiểu ối, cạn ối, trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống của em bé trong bụng mẹ. Nếu rỉ ối liên tục xảy ra sớm, khi thai nhi còn non thì em bé sẽ chậm phát triển do không đủ môi trường sống, không nhận đủ oxy và dinh dưỡng để phát triển.

Nếu cạn ối sẽ phải chấm dứt thai kỳ sớm, em bé gặp nhiều bất lợi như sinh non, tăng nguy cơ suy hô hấp, vàng da sơ sinh, tổn thương não… Những hiện tượng này đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này.

Phân biết rỉ ối và vỡ ối

Rỉ ối có thể chưa cần can thiệp ngay nhưng khi vỡ ối mẹ bầu phải đến bệnh viện để kịp thời xử trí, tránh cạn kiệt ối đe dọa tính mạng thai nhi. Do đó, mẹ cần biết phân biệt đâu là rỉ ối, đâu là vỡ ối để đến bệnh viện kịp thời.

Rỉ ối có thể xuất hiện từ tuần thứ 24 của thai kỳ, nước ối chảy ra từ từ, với lượng ít. Còn vỡ ối thường xảy ra cuối thai kỳ, nước ối chảy ồ ạt, khó kiểm soát. Bên cạnh đó, nếu bị vỡ ối sẽ thường đi kèm những cơn co tử cung, dấu hiệu rất giống các cơn gò khi chuyển dạ.

Khi bị vỡ ối, mẹ cần lập tức đến bệnh viện để tiến hành đưa em bé ra ngoài, tránh cạn ối, gây suy hô hấp, nhiễm trùng ối… rất nguy hiểm cho trẻ.

Tốt nhất, khi thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể, mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán kịp thời. Khi đó, bác sĩ cũng sẽ có lời khuyên về cách chăm sóc mẹ bầu sắp sinh phù hợp nhất!

Rỉ ối có chảy liên tục không? Những việc mẹ cần làm khi rỉ ối

Mẹ cần phân biệt rỉ ối và vỡ ối để có biện pháp xử trí kịp thời

Nguyên nhân gây rỉ ối

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng rỉ ối mà không biết tại sao mình bị vậy, dù mọi thứ vẫn diễn ra như bình thường từ chế độ ăn uống, sinh hoạt… Nguyên nhân gây rỉ ối có thể khác nhau ở mỗi mẹ bầu, bao gồm:

  • Bị chảy máu âm đạo mãn tính trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Từng có tiền sử vỡ ối sớm, sinh non hoặc sảy thai.
  • Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa trước và trong khi mang thai.
  • Có bất thường ở túi ối.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích khi mang thai.
  • Ngôi thai bất thường, mang đa thai, thai to.
  • Đa ối, viêm màng ối.
  • Co thắt tử cung tạo áp lực lên túi ối khiến túi ối bị rách.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Bà bầu từng khâu vòng tử cung.
  • Thực hiện thủ thuật chọc ối.
  • Có quá nhiều nước ối.
  • Nhau bong non.

Những nguyên nhân trên có thể khiến mẹ bầu bị rỉ ối sớm hoặc rỉ ối gần ngày sinh.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị rỉ ối?

Rỉ ối có thể không quá nguy hiểm hoặc tiềm ẩn nguy hiểm tùy vào thời điểm rỉ ối, mức độ bị rỉ ối. Khi xuất hiện tình trạng này, mẹ hãy chủ động làm theo những cách dưới đây để đảm bảo an toàn nhất:

  • Không được quan hệ tình dục khi bị rỉ ối.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Nếu thấy rỉ ối nhiều, cần đi khám chuyên khoa ngay.
  • Rỉ ối quá sớm, từ giữa thai kỳ thì mẹ cần đi khám và tuân thủ điều trị của bác sĩ.
  • Không tắm bồn, ngâm mình quá lâu trong nước để tránh vi khuẩn xâm nhập vào qua đường âm đạo.
  • Khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Bên cạnh đó, giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu, đặc biệt là sắt cho bà bầu (nên ưu tiên các loại sắt không gây táo bón để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng). Bởi cuối thai kỳ cũng là giai đoạn thai nhi tích trữ chất dinh dưỡng cần thiết cho những tháng đầu đời. Đủ chất không chỉ hỗ trợ quá trình vượt cạn thuận lợi mà còn rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của thai nhi!

Viên sắt, canxi, DHA và vitamin cho mẹ bầu

Viên sắt, canxi, DHA và vitamin cho mẹ bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bài viết đã giải đáp thắc mắc mẹ bầu bị rỉ ối có chảy liên tục không. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nhớ lưu ý các dấu hiệu của cơ thể để có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời nhất. Chúc mẹ và em bé luôn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn