Trang chủ » Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì

(10/08/2023)

Tuổi dậy thì, các bạn trẻ có nhiều thay đổi cả về tâm lý, sinh lý. Nhiều trẻ cảm thấy mình bị suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và học tập. Vậy nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì là gì và phải làm sao để khắc phục?

Rate this post

Tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì là như thế nào?

Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì còn được gọi là suy giảm trí nhớ ở học sinh, suy giảm nhận thức, chứng hay quên, hội chứng suy giảm trí nhớ… Đây là tình trạng ngưng trệ sự vận chuyển thông tin về vỏ não để ghi nhớ dẫn đến suy giảm khả năng ghi nhớ của não bộ.

Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì nếu không được điều trị sớm sẽ gây mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn, giảm khả năng tư duy, ghi nhớ, từ đó kết quả học tập giảm sút.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì. Trong đó, gồm các nguyên nhân phổ biến sau:

Học tập quá tải

Việc học hành chưa bao giờ là dễ dàng với học sinh. Ngoài học trên lớp, nhiều bạn phải tham gia rất nhiều các lớp học thêm, làm bài tập về nhà khiến trẻ áp lực và mệt mỏi. Việc não bộ phải làm việc quá tải là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ. Do đó, cần sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để não bộ được nghỉ ngơi.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì

Học tập căng thẳng có thể khiến trẻ bị suy giảm trí nhớ

Căng thẳng thần kinh

Áp lực học tập, áp lực gia đình… có thể khiến nhiều trẻ bị căng thẳng thần kinh. Khi thần kinh bị ức chế, các em cũng khó tập trung để nhận thức, tiếp thu và ghi nhớ bài học. Từ đó, tốc độ phản ứng, tư duy cũng bị giảm sút, trẻ dễ lơ đãng, phân tán tư tưởng do suy giảm trí nhớ.

Rối loạn giấc ngủ

Khi bước vào tuổi dậy thì, hormone trong cơ thể trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, cơ thể không thể tái tạo và khả năng lưu trữ thông tin lên vỏ não cũng trì trệ gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì. 

Dinh dưỡng không đảm bảo

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì.

Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển thể chất vượt bậc nên cần cung cấp lượng lớn dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Nếu dinh dưỡng không đảm bảo, não bộ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là khi không cung cấp đủ sắt, các vitamin nhóm B sẽ khiến trẻ mệt mỏi, xanh xao. Khi cơ thể mệt mỏi, não bộ cũng hoạt động kém hiệu quả hơn.  Khả năng ghi nhớ và tiếp thu của não bộ giảm sút.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì

Ăn uống không đầy đủ có thể khiến trẻ suy giảm trí nhớ

Biện pháp khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì

Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ. Khi não bộ làm việc không hiệu quả, trẻ khó tiếp nhận và xử lý thông tin về những sự việc diễn ra hằng ngày, việc học tập cũng kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Vì vậy, cần khắc phục sớm hiện tượng này.

Để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì cần thực hiện các cách sau:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ như protein, sắt, canxi, DHA… Với những bé có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu vi chất, cần bổ sung đầy đủ kịp thời, nhất là sắt. Nên kết hợp sử dụng viên sắt cho trẻ dậy thì để tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt dẫn đến tuần hoàn máu lên não bị ảnh hưởng.
  • Không quá đặt gánh nặng cho trẻ trong việc học tập, không bắt trẻ học quá nhiều, học ngày học đêm mà hãy sắp xếp cho trẻ thời gian nghỉ ngơi hợp lý để não bộ và cơ thể bé được nghỉ ngơi, hồi phục.
  • Thỉnh thoảng hãy cho trẻ đi chơi, dã ngoại để giải tỏa áp lực học hành, giúp trẻ vui vẻ, lạc quan và ổn định tinh thần để tiếp thu bài học tốt hơn.
  • Trẻ nên tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe và cũng giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn.
  • Rèn luyện khả năng ghi nhớ của trẻ bằng các trò chơi trí tuệ thay vì dùng điện thoại để lên mạng xã hội, chơi game.
  • Trẻ cần xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Nên cho trẻ kiểm tra sức khỏe hằng năm để theo dõi tình trạng sức khỏe của con cũng như có thể điều trị sớm khi trẻ có bất thường về sức khỏe.

Viên sắt cho trẻ dậy thì, người bị thiếu máu thiếu sắt

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Khi bổ sung vi chất cho trẻ, cần chú ý cách sử dụng sao cho hiệu quả. Sắt uống trước hay sau ăn thì tốt hơn? Thời điểm uống sắt tốt nhất là uống sau ăn sáng khoảng 1 tiếng để cơ thể hấp thu tối đa sắt, giúp đem lại những giá trị tích cực cho cơ thể bé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn