Trang chủ » Có thai bao lâu thì có tim thai?

Có thai bao lâu thì có tim thai?

(24/12/2022)

Thai nhi giai đoạn đầu tiên dù rất nhỏ bé những đã có những bước phát triển rõ ràng. Tim thai là một trong những dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Có thai bao lâu thì có tim thai là thắc mắc rất phổ biến của mẹ bầu cần được giải đáp.

Rate this post

Mẹ bầu có thai bao lâu thì có tim thai?

Ngay từ khi biết mình mang thai, mẹ bầu thường vô cùng hồi hộp và mong chờ để có thể thấy được những dấu hiệu phát triển của bé yêu. Tim lại là một trong những cột mốc phát triển rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu có thau bao lâu thì có tim thai là thắc mắc chung của nhiều mẹ, nhất là những mẹ mang thai lần đầu.

Có thai bao lâu thì có tim thai?

Có thai 5 -6 tuần đã có tim thai

Thai nhi trong 3 tháng đầu đang phát triển nhanh, tim thai bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai. Tim thai sẽ có ở tuần thứ 6 – 7 của chu kì, lúc này mẹ có thể nhận biết được nhịp tim của em bé thông qua hình thức siêu âm. Siêu âm tim thai tuần 8 cho kết quả khá đúng và đây cũng là mốc các bác sĩ thường yêu cầu thai phụ thăm khám.

Trong giai đoạn này, tim thai nhi từ dạng ống phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Sau cùng, phát triển hoàn thiện với trái tim có 4 buồng và van tim. Van tim có vai trò mở và đóng nhằm đưa máu đi nuôi cơ thể. Đến tuần thứ 20, nhịp đập tim thai sẽ mạnh hơn, lúc này bố và mẹ hoàn toàn có thể nghe thấy bằng tai nghe bình thường. Nhịp đập tim thai to, rõ cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh và bố mẹ có thể an tâm.

Thai nhi phát triển tốt có nhịp tim là bao nhiêu?

Có thai bao lâu thì có tim thai?

Nhịp tim thai thay đổi theo từng giai đoạn thai kì

Nhịp tim của thai nhi từ giai đoạn hình thành đến những tuần tiếp theo có những sự thay đổ rõ rệt. Cụ thể:

  • Tần thứ 6: Nhịp tim của bé có thể đập 100-120 lần mỗi phút.
  • Tuần thứ 7- 8: Nhịp tim của thai nhi sẽ tăng lên 150 đến 180 nhịp một phút.
  • Tuần thứ 9 hoặc thứ 10: Nhịp tim thai có thể rơi vào khoảng 170 nhịp mỗi phút và bắt đầu từ thời điểm này, nhịp tim của bé sẽ chậm dần.
  • Vào khoảng tuần 20: Nhịp tim của bé sẽ ổn định hơn và giảm xuống còn khoảng 140-160 nhịp mỗi phút.

Nhịp tim của thai nhi tăng hoặc giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhịp tim của thai nhi có nhanh hơn hoặc chậm hơn phụ thuộc vào từng thời điểm và từng tuần thai khác nhau. Nhịp tim thai nhi có thể nhanh hơn nếu thai nhi vận động nhiều trong bụng mẹ hoặc khi chuyển dạ. Ngược lại, nhịp tim thai nhi quá chậm có thể do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi.

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu giúp thai nhi được phát triển tốt nhất

Thời gian đầu thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm, thai nhi liên tục phát triển và có nhiều sự thay đổi trong bụng mẹ. Để giúp trái tim của trẻ khỏe mạnh và giúp cho sự phát triển diễn ra bình thường, trong quá trình chăm sóc bà bầu, ngoài việc duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối, nghỉ ngơi khoa học mẹ cũng nên chú ý những điều sau:

Bổ sung sắt và axit folic đầy đủ 

bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu

Viên Sắt và axit folic cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Đây là 2 dưỡng chất quan trọng nhất đối với mẹ bầu và thai nhi trong giai đoạn đầu. Bổ sung sắt giúp đáp ứng nhu cầu về máu ngày càng cao của mẹ và thai nhi. Khi mang thai nhu cầu về máu của mẹ tăng 50% so với bình thường, bổ sung sắt đúng cách từ nhiều nguồn giúp mẹ ngăn ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai.

Bên cạnh đó, bổ sung axit folic cho bà bầu giúp ống thần kinh phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu, bổ sung đầy đủ axit folic trong giai đoạn đầu của thai kì giúp ngăn ngừa đến 70% các dị tật đốt sống, hệ thần kinh và dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, axit folic còn giúp tăng cường tạo ra tết bào máu khỏe mạnh, hạn chế tình trạng thiếu máu hồng cầu to khi mang thai.

Tránh xa các tác nhân gây hại cho thai nhi

Có thai bao lâu thì có tim thai?

Tránh xa các thực phẩm có hại cho thai nhi các mẹ nhé

Thai nhi trong bụng mẹ dễ bị chịu tác động bởi những yếu tố xung quang trong đó thai nhi giai đoạn đầu còn vô cùng non yếu. Mẹ nên tránh xa các thực phẩm gây có thắt tử cung như ăn nhiều dứa, rau sam, rau ngải cứu, rau ngót, tía tô……trong thời gian đầu mang thai. Không những vậy trong suốt thai kì mẹ nên tránh xa khói thuốc lá, rượu bia, mĩ phẩm hóa chất độc hại nhé.

Khám thai đúng lịch để theo dõi nhịp tim thai

Có thai bao lâu thì có tim thai?

Theo dõi sự phát triển của tim thai trong những lần khám thai

Theo dõi sự phát triển nhịp tim thai cũng là cách theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng. Nhịp tim của thai nhi được ổn định vào dao động trong ngưỡng cho phép cho thấy thai nhi đang được phát triển tốt. Tất cả các bất thường về nhịp tim thai cần được phát hiện sớm trong các lần khám thai để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nhận biết tim thai không chỉ là dấu hiệu phản ánh sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mà còn là cột mốc đáng nhớ khi mang thai của nhiều mẹ. Bà bầu có thai bao lâu thì có tim thai đã được giải đáp trong bài viết trên. Hi vọng các mẹ chuẩn bị mang thai và đang mang thai sẽ chuẩn bị hành trang thật tốt để có một thai kì an toàn và khỏe mạnh nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn