Trang chủ » Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu theo từng giai đoạn của thai kì

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu theo từng giai đoạn của thai kì

(07/08/2022)

Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu là đề tài không chỉ mẹ bầu tìm hiểu mà còn được rất nhiều ông bố quan tâm. Hướng dẫn kinh nghiệm chăm sóc bà bầu theo từng giai đoạn của thai kì giúp mẹ có sức khỏe thật tốt và thai nhi được phát triển tốt nhất.

5 (100%) 12 votes

Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu là thời kì phát triển vô cùng quan trọng của thai nhi. Đây cũng là giai đoạn thai nhi còn vô cùng non nớt, do đó chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu cần hết sức chú ý về mọi mặt.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên bổ sung chất gì?

Giai đoạn này, cơ thể của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, bầu sữa căng ra, thân nhiệt tăng cao gây cảm giác khó chịu, bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi…Nhu cầu về dưỡng chất của mẹ bầu bắt đầu tăng lên, mẹ cần ăn nhiều hơn mỗi ngày. Những dưỡng chất mẹ cần bổ sung trong 3 tháng đầu bao gồm:

  • Bổ sung sắt: Khi mang thai nhu cầu về máu của mẹ tăng lên 50% so với ban đầu, mẹ cần bổ sung các thành phần tạo máu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Bổ sung sắt, axit folic, vitamin B6, B12…giúp mẹ sản xuất tế bào máu mới, ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
  • Axit folic: Thai nhi trong 3 tháng đầu đang có những bước phát triển đầu tiên đặc biệt là phát triển về ống thần kinh và đốt sống trong 18 ngày đầu thai kì. Bổ sung axit folic đúng đủ trong thời gian này giúp thai nhi tránh được các dị tật về nứt đốt sống, ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác.
  • Tăng cường protein: Mẹ cần ăn thêm những thực phẩm giàu protein để giúp mẹ được khỏe mạnh và giúp thai nhi xây dựng những bộ phận đầu tiên của cơ thể. Protein tìm thấy nhiều trong thịt, cá, sữa, tôm, cua, các loại hạt đậu….
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì: nên tránh những thực phẩm gây co bóp tử cung hoặc gây nóng trong, không tốt cho thai nhi: như rau sam, ngải cứu, rau răm, rau ngót, khoai tây mọc mầm, rau chùm ngây, quả mướp đắng, đu đủ xanh, dứa, nhãn, vải, quả đào, mãng cầu, táo mèo.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu theo từng giai đoạn của thai kì

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và axit folic

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Ở tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi còn rất bé, bụng mẹ chỉ nhỉnh hơn bình thường một chút, mọi hoạt động hằng ngày của mẹ vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, có một số lưu ý trong giai đoạn này mẹ cần nhớ như:

  • Xoa dịu ốm nghén: Những cơn ốm nghén có thể khiến mẹ rất mệt mỏi. Mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén. Người thân trong gia đình nên chú ý chăm sóc bà bầu, tránh để mẹ phải tiếp xúc với những mùi và thực phẩm khiến mẹ nôn nghén trong giai đoạn này.
  • Khám thai đúng lịch: Trong 3 tháng đầu mẹ nên chú ý thăm khám khi thai 6-8 tuần để phát hiện tim thai. Tiếp theo là mốc khám thai 12 tuần để sàn lọc di tật thai nhi, hội chứng Down….và theo dõi sự phát triển của thai nhi
  • Kiêng quan hệ vợ chồng: 3 tháng đầu thai kỳ thai nhi chưa ổn định, các cặp vợ chồng trẻ nên tiết chế ham muốn của mình hoặc khi quan hệ cần nhẹ nhàng, tránh các tư thế tác động mạnh đến thai nhi. Tốt nhất nên kiêng QHTD trong giai đoạn này.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu theo từng giai đoạn của thai kì

Ốm nghén sẽ khiến mẹ rất mệt mỏi thời gian đầu

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa đúng cách như thế nào?

Ba tháng giữa thai kỳ là thời gian mang thai thoải mái nhất. Thời gian này cảm giác ốm nghén, khó chịu đã giảm dần và biến mất, mẹ bầu trở nên vui vẻ nhanh nhẹn hơn trước. Thai nhi có những bước phát triển nhanh chóng cả về thể chất và trí não.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, phát triển về khung xương và chiều cao của trẻ nên cần tăng cường đáp ứng dinh dưỡng rất lớn. Mẹ bầu trong giai đoạn này cần chú ý rất cao đến chế độ ăn mỗi ngày. Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa cần lưu ý những thực phẩm mẹ nên ăn trong thời gian này bao gồm:

  • Thực phẩm giàu bổ máu: Các bà mẹ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ nên tăng cường bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt bò, gan động vật, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ,… để phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ cần ăn thêm thực phẩm giàu axit folic, vitamin B12, B6 như cá hồi, hạnh nhân, trứng gà, quả bơ…… để tăng cường tạo máu, tạo ra những hồng cầu màu đỏ khỏe mạnh.
  • Thực phẩm giàu canxi: Nhu cầu canxi hằng ngày của mẹ bầu 3 tháng giữa là 1.000 – 1.200 mg/ngày để trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Các thực phẩm giàu canxi  mẹ nên ăn bao gồm: sữa và chế phẩm từ sữa, các loại đậu, rau xanh, cá, tôm đồng,…
  • Thực phẩm giàu DHA: Từ tam cá nguyệt thứ hai, não bộ của thai nhi sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Để hỗ trợ cho bé yêu lúc này, việc bổ sung DHA là điều mà mẹ bầu nào cũng cần chú ý. DHA có thể tìm thấy trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt macca, hạt dẻ, hạt óc chó, dầu ô-liu, dầu mè hoặc ăn các loại cá biển như cá hồi, cá thu…
  • Chất đạm: Cần thiết để hình thành bào thai, nhau thai và mô cơ thể mẹ. Mẹ bầu nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu….
  • Chất béo: Rất cần thiết cho việc xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi, đồng thời cung cấp năng lượng, hỗ trợ thai phụ hấp thu các vitamin tan trong dầu. Mẹ 3 tháng giữa nên tăng cường sử dụng chất béo, bao gồm cả mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ với lượng ít và dầu nành, dầu mè, mỡ cá với lượng nhiều hơn;
  • Chất xơ: Thai phụ cần bổ sung chất xơ từ ngũ cốc, khoai lang, trái cây, rau xanh,… và uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón, trĩ.
  • Sử dụng viên uống bổ sung: Viên sắt, canxi, DHA là bộ 3 viên uống không thể thiếu đối với mẹ bầu 3 tháng giữa. Uống viên sắt đúng cách, canxi, DHA với liều lượng phù hợp giúp đáp ứng nhu cầu dưỡng chất ngày càng tăng cao.

Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu

Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu

Chế độ sinh hoạt của mẹ bầu 3 tháng giữa

Bên cạnh chú trọng vấn đề dinh dưỡng cho mẹ và bé, thì chế độ sinh hoạt hằng ngày của mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của mẹ yêu.

  • Những việc mẹ nên thực hiện

3 tháng giữa là giai đoạn bụng mẹ đã bắt đầu lớn dần, do vậy mẹ cần hết sức cẩn thận trong việc đi lại, leo cầu thang, đi xe máy…..Ngoài ra, mẹ cần sinh hoạt phù hợp, nghỉ ngơi hợp lí, không làm việc quá sức, san sả việc nhà với chồng và người thân trong gia đình nhé.

Mẹ cần tuân thủ lịch khám thai định kì để theo dõi sự phát triển của em bé và phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Những mốc khám thai quan trọng trong giai đoạn này bao gồm 18-22 tuần và mốc 24-28 tuần để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kì, tripple test…cùng những theo dõi khác.

Bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường tập luyện mỗi ngày với những bài tập thích hợp như yoga, đi bộ, bơi lội….Tập luyện đúng cách giúp với cường độ phù hợp cơ thể mẹ dẻo dai, tăng sức đề kháng, tăng cân hợp lí, giảm nguy cơ tiểu đường, tiền sản giật…..

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu theo từng giai đoạn của thai kì

Tập luyện mỗi ngày giúp mẹ luôn dẻo dai, khỏe mạnh

  • Những việc mẹ không nên làm

Mẹ tuyệt đối nên tránh tiếp xúc và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt đóng chai….Khi hấp thụ các loại đồ uống này, bà bầu có thể bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Các hóa chất có trong đồ uống sẽ đi vào cơ thể thai nhi thông qua cuống rốn, từ đó gây tác động xấu đến sự phát triển của bé.

Mẹ nên tránh tắm nước nóng hoặc ngâm bồn nước nóng bởi nếu nhiệt độ nước quá nóng sẽ khiến mẹ bầu có thể bị tăng nhiệt độ cơ thể đột ngột dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ có thể bị tụt huyết áp gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất xỉu.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu theo từng giai đoạn của thai kì

Mẹ tuyệt đối tránh xa bia rượu, thuốc lá nhé

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thế nào cho tốt?

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn phát triển vượt trội của thai nhi. Thai nhi tăng rất nhanh về cân nặng, kích thước và hoàn thiện hết các cơ quan để chuẩn bị chào đời. Giai đoạn này mẹ cần chú ý cả trong chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hằng ngày.

Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì?

Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kì là đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc giúp bé khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, việc chú ý đến dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ còn giúp mẹ giảm mệt mỏi, đồng thời cơ thể có đầy đủ dưỡng chất để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn.Những thực phẩm mẹ nên ăn bao gồm:

  • Thịt bò, thịt gà: Đây là thực phẩm rất giàu sắt, giúp mẹ bổ sung sắt, phòng ngừa thiếu máu. Thịt lợn, thịt gà và thịt bò là nguồn protein chất lượng tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Protein góp phần quan trọng trong sự phát triển cơ thể và não bộ của bé, vì vậy cung cấp đủ protein trông mỗi bữa ăn hằng ngày là việc không thể thiếu.
  • Trứng gà: Trong trứng có chứa nhiều choline – một axit amin giúp kích hoạt sự phát triển não bộ và tăng cường trí nhớ ở trẻ. Ăn trứng không chỉ cải thiện trí tuệ mà còn cải thiện cân nặng của thai nhi. Các mẹ nên bổ sung 2 quả trứng mỗi ngày để cung cấp chất dinh dưỡng cho con giúp con thông minh hơn các mẹ nhé.
  • Rau lá xanh: Rau xanh chứa nhiều axit folic – một trong những axit amin quan trọng trong việc hình thành tế bào não. Axit folic có nhiều trong các loại rau như măng tây, súp lơ, cải bó xôi. Ngoài ra trong rau xanh còn chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin A, C, E,.. và omega 3 rất tốt cho việc phát triển trí não ở trẻ.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Mẹ nên dùng thêm sữa, sữa chua, phomai….để giúp mẹ bảo vệ bộ xương chắc khỏe và giúp thai nhi hình thành bộ xương được hoàn thiện.
  • Uống viên sắt, canxi, DHA: Mẹ bầu 3 tháng cuối và sau sinh rất có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu canxi. Do vậy, mẹ vẫn nên duy trì sử dụng các viên uống mỗi ngày nhé. Mẹ có thể sử dụng viên canxi, DHA và  thuốc bổ máu dạng nước hoặc dạng viên. Tuy nhiên cần uống đúng thời điểm và liều lượng phù hợp.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu theo từng giai đoạn của thai kì

Bộ 4 sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu và mẹ sau sinh

Những thực phẩm mẹ nên tránh bao gồm:

  • Thực phẩm cay và béo: Thực phẩm giàu chất béo và gia vị đặc biệt là thực phẩm chiên sẽ làm tăng sự khó chịu của chứng ợ nóng, khiến cơ thể khó tiêu hóa và có thể cản trở giấc ngủ.
  • Thực phẩm nhiều muối. : Lượng natri cao sẽ dẫn đến sưng phù và đầy hơi. Bà bầu nên tránh ăn khoai tây chiên giòn, dưa chua, nước sốt, thực phẩm đóng hộp và sốt cà chua. Đồng thời nên uống thêm nhiều nước để điều chỉnh nồng độ natri trong cơ thể.
  • Đồ uống có ga, rượu và cà phê: Các đồ uống này khuyến cáo không nên sử dụng cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Sử dụng các đồ uống này khiến cản trợ mẹ hấp thu dinh dưỡng mà nặng hơn còn có thể khiến sảy thai, sinh non…

Mẹ bầu 3 tháng cuối cần chú ý những điều gì?

Trong giai đoạn này, bụng mẹ đã rất lớn nhất là vào tháng cuối mẹ đã trở nên nặng nề, mệt mỏi, khó chịu hơn rất nhiều. Các triệu chứng đau lưng, chuột rút, tê chân tay …..khiến chất lượng cuộc sống của mẹ bị giảm đi đáng kể. Mẹ cần chú ý:

  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày giúp mẹ xua tan mệt mỏi, khó chịu và giữ tinh thần được tỉnh táo.
  • Thăm khám thai định kì để theo dõi sự phát triển của thai nhi và những dấu hiệu chuyển dạ sớm.
  • Không đứng một tư thế quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông, dễ bị tê bì chân tay, chuột rút.
  • Không đi chơi, đi du lịch xa vào những tuần cuối vì mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.
  • Tập luyện nhẹ nhàng, điều độ để mẹ có sức lực chuẩn bị vượt cạn.
  • Chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho quá trình vượt cạn sắp đến gần.

Trên đây là chế độ chăm sóc cho mẹ bầu phù hợp với từng giai đoạn. Hi vọng mẹ bầu đã có thêm kiến thức trang bị cho hành trình mang bầu sắp tới của mình. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn