Trang chủ » Chỉ số đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

(06/07/2023)

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm? Điều đái tháo đường thai kỳ sớm giúp mẹ bầu giảm nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bầu và quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

Rate this post

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng chỉ số đường huyết của bà tăng cao khi mang thai và tự khỏi bệnh sau khi sinh nở khoảng 2 – 3 tháng. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ cần thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết vào sau bữa ăn và khi đói bụng để theo dõi diễn biến bệnh sát sao và có cách hạ đường huyết cho bà bầu kịp thời, đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi.

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm? Tùy từng giai đoạn mang thai chỉ số đường huyết an toàn với bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ cũng khác nhau.

Cụ thể như sau:

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ trong lần khám đầu tiên

Trong lần khám thai đầu tiên bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở từng bà bầu. Nếu bà bầu có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành xét nghiệm xác định chỉ số đường huyết cùng các thông số sức khỏe khác. Chỉ số đái tháo đường thai kỳ trong lần khám đầu tiên bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ lúc đói trong lần khám đầu tiên >7.0mmol/L có nghĩa bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ

Mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm xác định chỉ số đường huyết khi đói/HbA1C/chỉ số đường huyết ngẫu nhiên. Ý nghĩa của mỗi loại kết quả xét nghiệm chỉ số đường huyết cụ thể như sau:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói > 7.0mmol/L, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên > 11.1mmol/L, HbA1c > 6.5% ⇒ bà bầu bị đái tháo đường lâm sàng.
  • Chỉ số đường huyết lúc đói từ 5.1 – 7.0mmol/L ⇒ bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Chỉ số đường huyết lúc đói < 5.1 – 7.0mmol/L
  • Chỉ số đường huyết lúc đói < 5.1mmol/L
  • Nếu chỉ số đường huyết lúc đói < 5.1mmol/L mẹ bầu cần thực hiện lại xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ tại tuần 24 – 28

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ của bà bầu ở tuần 24 – 28

Tại tuần thai thứ 24 – 28 những mẹ bầu làm xét nghiệm lần đầu có chỉ số đường huyết lúc đói < 5.1mmol/L cần thực hiện xét nghiệm đường huyết lần nữa. Để đo chỉ số đường huyết làn này bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu nhịn đói trong ít nhất 8h, uống khoảng 75g đường glucose. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ đường huyết tại thời điểm sau uống nước đường 1h và 2h.

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết của bà bầu ở tuần 24 – 28 dưới 5.1mmol/L khi đói là không bị đái tháo đường thai kỳ

Nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ trong lần đo này được đánh giá cụ thể như sau:

  • Chỉ số đường huyết khi đói > 7mmol/L ⇒ bà bầu bị đái tháo đường lâm sàng
  • Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nếu: Chỉ số đường huyết khi đói > 5.1mmol/L, chỉ số đường huyết sau khi uống nước đường glucose 1h > 10mmol/L, chỉ số đường huyết sau khi uống nước đường glucose 2h > 8.5mmol/L
  • Nếu cả 3 chỉ số đường huyết đều thấp hơn chỉ số giới hạn thì bà bầu không bị tiểu đường thai kỳ

Điều trị đái tháo đường thai kỳ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Theo thống kê, có khoảng 10 – 15% bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Nếu sớm phát hiện được bệnh, có chế độ dinh dưỡng và điều kiện sinh hoạt phù hợp, bà bầu có thể khống chế được chỉ số đường huyết trong mức an toàn mà không cần uống thuốc điều trị. Đồng thời còn có thể ngăn ngừa biến chứng thai sản nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của bà bầu và thai nhi.

Bà bầu cần phải đi khám sức khỏe đều đặn, theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, kiểm tra nồng độ đường huyết và thực hiện tất cả các xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định. Nhờ đó có thể theo dõi sát sao sức khỏe thai kỳ và có biện pháp can thiệp khó học, phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Đái tháo đường thai kì có nguy hiểm không?

Đái tháo đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ bà bầu bị đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Thai nhị bị thừa cân ngay từ trong bụng mẹ (> 4kg) trẻ sinh ra có nguy cơ bị béo phì, đái tháo đường type 2. Thai nhi thừa cân, quá lớn khiến sản phụ dễ bị chấn thương nguy hiểm trong khi sinh nở, buộc phải sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non, thai lưu, trẻ sinh ra bị suy hô hấp, hạ đường huyết, tử vong ngay sau khi chào đời,…

Chỉ số đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Làm thế nào để phát hiện sớm tiểu đường thai kì?

Mặc dù rất nguy hiểm nhưng triệu chứng đái tháo đường thai kỳ lại không rõ rệt, thường được phát hiện thông qua những lần khám thai định kỳ.

Nếu mẹ bầu không khám thai đúng lịch hẹn, không thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ làm tăng tỉ lệ phát hiện đái tháo đường khi bệnh đã chuyển sang mức độ nghiêm trọng.

Để giảm thiểu nguy cơ đái tháo đường thai kỳ biến chứng nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi, việc khám tầm soát và xét nghiệm chỉ số đường huyết trong lần thăm khám đầu tiên và tuần thai thứ 24 – 28 là rất quan trọng. Khi đó bác sĩ cũng sẽ có những hướng dẫn về cách đo và kiểm soát chỉ số đường huyết, chỉ định uống thuốc điều trị, liều lượng bổ sung sắt và canxi tốt cho bà bầu,… để cải thiện đái tháo đường thai kỳ, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra đái tháo đường thai kỳ cũng có một số dấu hiệu nhận biết mẹ bầu cần lưu tâm như thường xuyên bị khát nước, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, mờ mắt, tăng cân quá nhanh, ngủ ngáy,…

Mẹ bầu trên 35 tuổi, người có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ hoặc, đã từng sinh con cân nặng >4kg, bị dị tật hay sảy thai, sinh non không rõ nguyên nhân, bà bầu có người thân bị đái tháo đường type 2,… cũng có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn so với những người khác.

Tất cả mẹ bầu có yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cần khám thai, kiểm tra chỉ số đường huyết, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm sớm phát hiện bệnh lý, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn