Trang chủ » Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa: Làm thế nào để cải thiện?

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa: Làm thế nào để cải thiện?

(25/11/2023)

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa khiến nhiều mẹ bầu rất lo lắng không biết nguyên nhân do đâu? Làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết các biện pháp khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

Rate this post

Nguyên nhân khiến mẹ bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa khiến nhiều bà bầu rất lo lắng không biết đây có phải dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé hay không. Dưới đây là một số nguyên nhân gây căng tức bụng mẹ nên biết:

  • Sự phát triển của thai nhi: Thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ là lúc thai nhi phát triển nhanh chóng về hình thể, não bộ và các cử động, do thai nhi phát triển nên tử cung của mẹ to hơn, đè ép lên phần bụng và khiến cho mẹ bị căng tức bụng.
  • Mẹ bị mất nước: Việc mất nước, thiếu nước cũng dẫn tới các cơn co thắt và gây căng tức bụng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Mẹ bị co thắt tử cung Braxton-Hicks: Hiện tượng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa cũng có thể do liên quan tới cơn co thắt tử cung Braxton-Hicks, thường rơi vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Cơn gò chuyển dạ giả này là bước đầu để tử cung luyện tập co thắt cho ngày sinh, tập cho mẹ khả năng chịu đựng khi xảy ra chuyển dạ thật.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa: Làm thế nào để cải thiện?

Bà bầu bị căng tức bụng 3 tháng giữa thai kỳ có thể do sự phát triển của thai nhi tăng nhanh

Các biện pháp cải thiện hiệu quả tình trạng căng tức bụng giai đoạn giữa thai kỳ

Khi xảy ra tình trạng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa, các bà bầu nên thực hiện các biện pháp sau đây để tăng cường sức khỏe và cải thiện nhanh chóng tình trạng này:

Bổ sung nước cho cơ thể và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Nếu mẹ bị rơi vào trường hợp tử cung dễ bị kích thích, cơn căng tức bụng sẽ có cảm giác như cơn gò chuyển dạ giả, và bị thiếu nước có thể gây ra cảm giác này. Lúc này, mẹ bầu hãy bổ sung nước cho cơ thể và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để cảm giác căng tức bụng giảm đi nhanh chóng.

Hãy lựa chọn tư thế ngủ phù hợp, nghiêng về phía bên trái và sử dụng thêm gối kê để giúp mẹ ngủ nghỉ thoải mái hơn, tránh tình trạng làm căng tức bụng hay chuột rút khi mang thai.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa: Làm thế nào để cải thiện?

Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp giúp mẹ bầu thoải mái hơn

Massage để cơ thể được thư giãn hoặc tắm nước ấm

Những trường hợp cơn căng tức bụng không đều và nhẹ, các mẹ có thể thực hiện ngay các cách sau:

  • Di chuyển nhẹ nhàng để bụng thư giãn.
  • Thực hiện massage với tinh dầu tự nhiên giúp giảm mệt mỏi, để cơ thể thoải mái
  • Nằm trong miếng đệm nhiệt hay tắm nước ấm để thả lỏng tốt hơn.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa: Làm thế nào để cải thiện?

Tắm nước ấm mang lại sự thư giãn, giảm tình trạng căng tức bụng

Hạn chế làm việc nặng và thực hiện quan hệ tình dục

Các bà bầu nên hạn chế tối đa làm việc nặng và kiêng quan hệ tình dục nếu thấy phần bụng bị căng tức. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào đi kèm với căng tức bụng như bị đau đầu, chuột rút, chảy máu vùng kín thì cần tới viện kiểm tra ngay.

Căng tức bụng là hiện tượng các bà bầu có thể gặp phải trong thai kỳ, mẹ cần chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của bản thân để có biện pháp phản ứng, xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm tươi ngon, kết hợp với việc sử dụng đều đặn các viên uống như viên uống sắt, canxi, axit folic, DHA.. cùng các vi chất quan trọng như kẽm, magie, i-ốt… Trong trường hợp mẹ bị thiếu hụt các vi chất này nhất là magie thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và bổ sung ngay để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa: Làm thế nào để cải thiện?

Viên bổ sung magie và vitamin B6 – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs – được nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu, phân phối chính hãng tại Việt Nam

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa hầu hết không phải là hiện tượng đáng lo ngại, mẹ hãy thực hiện các biện pháp cải thiện như trên để giảm ngay cơn đau, căng tức bụng. Tuy nhiên nếu thấy căng tức bụng diễn ra trong khoảng thời gian dài hay mẹ xuất hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần đi khám sớm.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn