Trang chủ » Bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

(07/02/2023)

Càng gần thời gian sinh nở, mẹ có thể gặp phải tình trạng đau nhức, nhất là đau nhức chân. Bà bầu bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không và nên làm thế nào để cải thiện?

Rate this post

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối

Mẹ có thể bị đau nhức chân bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai và tình trạng đau sẽ thường xuyên hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Mẹ bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có thể do nhiều nguyên nhân

Một số nguyên nhân khiến mẹ bị đau nhức khi mang thai tháng cuối có thể kể đến như:

  • Tăng cân quá mức: tạo áp lực lớn lên dây chằng khiến dây chằng bị căng ra dẫn đến đau nhức chân.
  • Hormon thay đổi: tăng sinh sản xuất relaxin có tác dụng làm giãn cơ và vùng chậu giúp mẹ sinh nở dễ dàng. Mặt khác, hormon này cũng gây giãn cơ và dây chằng vùng chân khiến mẹ bị nhức chân.
  • Do chuột rút: bà bầu thiếu canxi hay tích tụ axit lactic, mẹ đứng quá lâu hoặc đi lại quá nhiều cũng dễ bị đau nhức chân.
  • Giãn tĩnh mạch: lượng máu cơ thể mẹ cần nhiều làm tăng áp lực lên thành mạch, kẽo giãn tĩnh mạch khiến mẹ bị đau chân.
  • Vận động sai tư thế: bụng bầu lớn ở tháng cuối thai kỳ nên mẹ dễ đứng, ngồi hoặc nằm sai tư thế chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến đau nhức, tê mỏi chân tay.
  • Chế độ ăn uống: bà bầu thiếu canxi, magie, nước là một trong những nguyên nhân làm mẹ bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối.

Đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Đa số mẹ bị đau nhức chân thường không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu

Ở câu hỏi đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không, hầu hết trường hợp đau nhức chân không nguy hiểm nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, cụ thể:

  • Đau nhức chân ảnh hưởng đến mẹ: 

Mẹ bị đau nhức chân sẽ cảm thấy khó chịu, nhất là về ban đêm. Trường hợp mẹ bị đau thường xuyên và tình trạng nặng lên, mẹ có thể bị mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, từ đó dẫn đến sức khỏe suy giảm.

  • Đau nhức chân ảnh hưởng đến sự phát triển của bé:

Đối với mẹ bị đau nhức chân nặng và thường xuyên, mẹ cần chú ý đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật và các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tiền sản giật là bệnh lý thai nghén toàn thân, ngoài đau nhức chân mẹ còn thấy xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp, protein niệu và phù. Bên cạnh đó, tiền sản giật nặng còn có dấu hiệu tiêu hóa, thần kinh, thị giác, thiếu máu, mệt mỏi và tràn dịch đa mang. 

Mẹ bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối khi nào cần đi khám bác sĩ? Nếu mẹ cảm thấy cơn đau nhức xảy ra ở tần suất nhiều hơn bình thường và không thể tự khắc phục. Bởi tình trạng nhức mỏi chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng như u xơ tử cung hoặc máu tụ ở chân. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lời khuyên cho mẹ bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối

Viên uống bổ sung canxi cho mẹ khi mang thai

Viên uống bổ sung canxi cho mẹ khi mang thai – hỗ trợ giúp xương chắc khỏe

Như đã biết, đa số mẹ bị đau nhức chân khi mang thai tháng cuối đều không quá nguy hiểm nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Sau đây là một số lời khuyên giúp mẹ cải thiện tình trạng này nên quan tâm như:

  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học: mẹ tránh làm việc nặng, thay đổi tư thế nằm ngủ, không đứng hay ngồi quá lâu, có thể tham gia khóa tập yoga dành riêng cho bà bầu,…
  • Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng: bởi nhu cầu canxi tăng cao ở cuối thai kỳ, bởi vậy mẹ nên tích cực ăn thực phẩm giàu canxi, đồng thời uống đủ nước, bổ sung thêm ngũ cốc, chú trọng cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng viên uống bổ sung: mẹ nên sử dụng thêm viên uống bổ sung canxi d3 cho bà bầu. Bởi càng về cuối thai kì, nhu cầu canxi càng cao, lên đến 1500mg/ngày. Mẹ nên kết hợp cả chế độ ăn và sử dụng viên uống bổ sung canxi để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết, tránh tình trạng đau lưng, đau mỏi chân tay do thiếu canxi.
  • Áp dụng một số bài tập: động tác như xoay mắt cá chân, căng da bắp chân, squat với bóng tập.
  • Xoa bóp, massage: mẹ thực hiện động tác xoa bóp, massage sẽ giúp lưu thông khí huyết, tạo cảm giác thoải mái và giảm đau nhức chân.

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu đau nhức chân khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không và một số lời khuyên giúp cải thiện tình trạng này. Chúc mẹ sớm khắc phục được hiện tượng đau nhức chân, giữ vững sức khỏe tốt và chờ ngày đón bé yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn