Trang chủ » Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

(16/05/2023)

Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng cần chú ý hệ bài tiết của cơ thể, bao gồm cả tư thế đi vệ sinh. Vậy bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không, mẹ chớ bỏ qua bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp và hướng dẫn mẹ cách đi vệ sinh đúng.

Rate this post

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

Đối với người bình thường, ngồi xổm đi vệ sinh mang lại nhiều lợi ích như ngăn ngừa “sự ứ đọng phân”, bảo vệ các dây thần kinh vùng chậu, nâng đỡ đại tràng, chặn tạm thời van hồi tràng,…

Ở câu hỏi bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không, tư thế này là tư thế kiêng kỵ khi mang thai trong giai đoạn đầu. Nguyên nhân bởi khi ngồi xổm đi vệ sinh, bụng dưới của cơ thể và cột sống phải chịu áp lực rất lớn bởi sự phát triển của em bé. Hơn nữa, bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh còn khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, gây áp lực lên bàng quang. Điều này sẽ dẫn đến đau bụng dữ dội, ít nhiều tác động đến thai nhi. Ngoài ra, ngồi xổm đi vệ sinh làm các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc gây suy giãn tĩnh mạch. Thậm chí, tình trạng này có thể khiến mẹ bị mất trọng tâm, dễ té ngã.

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?- tùy theo giai đoạn mang thai mẹ có thể ngồi xổm hoặc không

Tuy nhiên, việc ngồi xổm khi đi vệ sinh lại là tư thế được khuyến khích đối với mẹ sắp sinh. Thời gian cuối thai kỳ, tư thế này được coi là bài tập đề kháng cho cơ bụng và cơ sàn chậu, cung cấp oxy nhiều hơn cho thai nhi, từ đó giúp mẹ sinh nở tự nhiên dễ dàng hơn. 

Trường hợp mẹ đi vệ sinh bồn cầu bệt nên quan tâm tư thế ngồi đúng, cụ thể, tư thế ngồi chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, không cúi người về phía trước. Đồng thời mẹ nên thả lỏng vai, chân tạo thành một góc 90 độ so với mặt đất. Lưu ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, mẹ tránh thực hiện quá nhanh và đột ngột, nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi rồi từ từ dựa chân vào ghế, hai chân song song nhau.

Một số lưu ý khi đi vệ sinh bà bầu nên biết

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

Mẹ sau khi đi vệ sinh nên rửa sạch hậu môn bằng nước muối loãng và lau khô bằng giấy mềm

Bên cạnh tìm hiểu bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không, sau đây là một số lưu ý khi đi vệ sinh mẹ cũng nên quan tâm như:

  • Không nên nhịn đi vệ sinh: điều này sẽ khiến bàng quang bị giãn, gây áp lực lên đại tràng và hậu môn. Từ đó sẽ giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Không đi vệ sinh quá lâu: đi đại tiện trong khoảng 2 phút sẽ giảm đến 70% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Ngồi quá lâu còn khiến chân mẹ bị mỏi và dễ bị chuột rút.

Mẹ chú ý các tư thế ngồi không đúng khi đi vệ sinh như:

  • Ngồi không có điểm tựa lưng: làm gia tăng áp lực lên các cơ ở lưng, khiến mẹ bị đau lưng hơn ở quá trình mang thai.
  • Ngồi nghiêng người về phía trước: tạo áp lực lên thai nhi, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của em bé.
  • Ngồi buông thõng vai: bởi vừa chịu áp lực từ thai nhi vừa chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, tư thế này sẽ khiến cột sống của mẹ bầu phải làm việc quá mức.

Những điều bà bầu nên làm để có thai kỳ khỏe mạnh

Viên DHA cho bà bầu

Viên DHA cho bà bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Ngoài tư thế đi vệ sinh đúng, mẹ ở thời gian mang thai cũng cần chú ý chế độ ăn, thói quen sinh hoạt khoa học để có sức khỏe tốt, cụ thể:

  • Uống đủ nước mỗi ngày (2,5-3 lít nước/ngày), tránh thức khuya ngủ muộn, cố gắng ngủ trước 11h và ngủ đủ 7-10 tiếng/ngày.
  • Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất chính như chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất; mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (nên ăn 3 bữa chính, xen kẽ vào đó là 3 bữa phụ).
  • Mẹ nên sử dụng thêm viên uống bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu như viên sắt, viên DHA cho bà bầu nên sử dụng ngay từ khi biết tin bản thân mang thai hoặc trước khi mang thai 1-3 tháng; viên canxi mẹ nên sử dụng bắt đầu từ tháng thứ 4 thai kỳ.
  • Mẹ bầu cần tránh ăn các thực phẩm gây hại như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,…
  • Quá trình mang thai mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng, tập các bài yoga dành riêng cho bà bầu đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không và một số lưu ý khi đi vệ sinh cho mẹ bầu. Chúc mẹ bầu luôn giữ được sức khỏe tốt, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, duy trì thói quen khoa học và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn