(21/03/2017)
Dưới đây là tổng hợp 46 thắc mắc thường gặp của gia đình có con nhỏ về các biểu hiện của con, những lưu ý khi tiêm phòng, chăm sóc sức khỏe cho con và mẹ.
Trẻ sơ sinh thường bị trắng lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi. Để làm sạch lưỡi bé một cách an toàn mẹ cần chú ý những điều dưới đây:
Tình trạng diễn ra có thể do hẹp lệ đạo, để khắc phục chảy nước mắt ở trẻ, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt bé sau đấy day góc trong mắt.
Khi bé bị đau mắt thường sẽ có ghèn xanh, khi ấy mẹ nên nhỏ mắt cho con bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hãy chờ lúc bé ngủ hãy nhỏ vì khi thức con có thể sẽ khóc khiến thuốc theo nước mắt chảy ra ngoài.
Khi bé bị chàm, mẹ hãy bôi thử các loại giữ ẩm uy tín trên thị trường, được các bác sĩ khuyên dùng… Nếu tình trạng không có hướng thuyên giảm, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng giải quyết hợp lý nhất.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé tự nhiên không bú hoặc biếng ăn, để khắc phục tình trạng này bố mẹ nên thực hiện những thao tác sau:
Nguyên nhân của việc khó ngủ, vặn mình hay quạy quọ của bé có nhiều nguyên nhân: đói, nóng nực, chơi đùa quá trước khi ngủ. Tùy từng nguyên nhân dưới đây mà bố mẹ có cách xử lý thích hợp, đặc biệt với trẻ trên 2 tuổi phải giảm thời gian bé chơi game, xem tivi.
Vitamin D có tác dụng hỗ trợ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe. Có nhiều loại bổ sung vitamin D mẹ có thể chọn lựa nhưng để chắc chắn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi quyết định. Nên cho bé uống trước khi chạy đi chơi, đặc biệt lưu ý không để con uống liều cao vì dễ gây tình trạng biếng ăn của con.
Có một cách rất đơn giản để biết sữa mẹ có đủ không bằng cách để ý nếu bé một ngày đi tiểu ít nhất 6 lần, nước tiểu không có màu vàng sậm thì là đủ.
– Đi hoa cà hoa cải:
Con đi ngoài trong tình trạng này, bố mẹ cần xem lại thức ăn của mẹ. Nên nhớ cái gì mua ngoài mẹ cũng đừng ăn, nhất là trái cây lạ. Mẹ cũng nên uống thêm trà gừng để hạn chế tình trạng trên. Ngoài ra, cho bé bú sữa ngoài cũng có thể khiến phân có màu xanh do sắt chứa trong phân.
– Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú bình đi “nặng” ra máu:
Thường những trẻ gặp trường hợp này có thể do nhiễm trùng đường ruột, do dị ứng đạm trong sữa hoặc có thể do bé nuốt máu từ ngực mẹ.
Khi đi khám nếu bé bị 2 lần liên tiếp mà đang bú mẹ thì nên xem mẹ có ăn gì liên quan đến bò không.
– Nếu bé chậm đi cầu thì đừng quá lo lắng, mẹ hãy xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ.
– Trẻ lớn nếu phân cứng được gọi là táo bón thì uống thuốc mềm phân, cho bé uống đủ nước và ăn thêm sữa chua.
– Nếu bé bị ho, sổ mũi, có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, làm bấc loa kèn (cách làm phía dưới), bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và theo dõi xem phòng có lạnh không.
Nếu cần hút thì nhỏ 2-3 giọt rồi mẹ súc miệng hút cho bé, sau đấy nhỏ lại 1 giọt, uống thuốc ho thảo dược theo chỉ định của bác sĩ. Khi thấy bệnh không thuyên giảm thì nên đưa đi khám.
– Nếu bé có nhiều đờm thì nên cho bé bú nhiều, uống đủ nước để đờm loãng ra và tiêu đi. Uống thuốc long đàm nên có chỉ định của bác sĩ vì tự uống long đàm có thể làm ho thêm.
– Nghẹt mũi làm trẻ khó ngủ khó bú thì nhỏ mũi trước bú và trước ngủ, ngủ kê cao đầu của bé lên cao một chút.
– Mũi thì nhỏ nước muối sinh lý sau tắm và đi đâu về hay khi ngẹt mũi. Mắt, tai không cần nhỏ thường xuyên.
Làm bấc loa kèn: để lấy nước mũi ra là tốt nhất
Lấy khăn giấy, loại giấy không dễ bở nhé, cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu hỏ cỡ nào tùy mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra.
Để con không bị bệnh triền miên, mẹ cần chăm sóc con cẩn thận, cho đi tiêm phòng cúm. Cho bé ngủ đủ, bú đủ, đủ nước, ăn đủ, trong sinh hoạt thì tránh nóng quá, lạnh quá và tuyệt đối không được uống nước đá. Nếu bé có đi nhà trẻ thì về đến nhà nhỏ mũi và thay quần áo ngay.
Công thức chung dành cho các mẹ cho bé uống sữa ngoài đấy là khi pha sữa không nên pha đặc, chỉ cho bé uống sau khi đã đánh tơi sữa lên rồi gạt ngang.
Mẹ nên tẩy giun cho bé 6 tháng 1 lần và theo chỉ định của bác sĩ nhi.
Các bậc phụ huynh nên lưu ý, mồ hôi ở trẻ thường do thời tiết và khả năng điều tiết mồ hôi chứ không liên quan đến dinh dưỡng. Rụng tóc hình vành khăn mà đủ cân thì có nghĩa bé không thiếu chất. Trẻ nhỏ khi bú đổ mồ hôi là bình thường vì khi bé bú cũng là lúc bé yêu của bạn đang lao động.
Nếu là bé trai thì cần xem ngay liệu bé có bị hẹp bao qui đầu hay không.
– Nếu bé sốt trên 38,5 độ thì cho bé uống thuốc hạ sốt ngay. Bé sốt trên 48 giờ hoặc rơi vào trạng thái lừ đừ, nôn ói thì hãy khẩn trương cho bé đi khám.
– Liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tùy tiện sử dụng.
Nếu hạch đấy không đau hoặc không to nhanh thì mẹ không cần quan tâm đến nó. Có thể nó xuất hiện khi mới sốt hay cảm xong, bé lớn lên sẽ hết.
Dấu hiệu này thường do sau chích ngừa lao nên bố mẹ hãy yên tâm. Nếu là hạch mềm và nhiều thì nên rạch, cứng thì không cần làm gì chỉ theo dõi và không cần uống thuốc gì cả.
Mẹ nên biết rằng mưng mủ và tạo sẹo sau chích ngừa lao ở vai trái là dấu hiệu tốt, thường 1-5 tháng mới có, chỉ cần rửa nhẹ nhàng tại vết đấy mà thôi.
Rửa sát chân rốn bằng cồn 70 độ, bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng không bớt thì hãy đi khám, trường hợp rốn rỉ máu kéo dài thì bố mẹ nên đưa bé đi khám xem có thiếu vitamin K không. Nếu bé nhà bạn có rốn lồi thì cũng không đáng lo vì đa số các trẻ sẽ hết sau 1 tuổi mà bố mẹ không cần tác động gì cả.
Thông thường bé sẽ sốt từ 1-2-3 ngày, có khi sốt cao sau đó hạ sốt và xuất hiện lấm tấm nốt đỏ ở da. Bố mẹ đừng quá lo lắng, thông thường phát ban sau 3 ngày thì sẽ hết, không cần uống thuốc, không kiêng tắm, không kiêng ăn và đừng để bé lạnh quá thôi.
Nếu là bé trai thì có thể hẹp bao qui đầu. Bố mẹ có thể cải thiện tình trạng bằng cách rửa sạch, nắm phần da qui đầu day nhẹ vài lần xong lận nhẹ xuống, không hiệu quả thì mới đưa bé đi khám bác sĩ.
Về tiêm phòng thủy đậu thì nên tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng, việc tiêm phòng 1 mũi bé vẫn có thể bị.
Mẹ cần nhớ, chỉ có thủy đậu, sởi, sởi rubella hay sởi quai bị rubella thời gian cách giữa 2 mũi tiêm là 1 tháng, còn lại tất cả các vắc-xin khác không cần chờ đủ 1 tháng, tiêm phòng lúc nào cũng được.
Bố mẹ nên mua 2 cuốn sổ tiêm phòng chích ngừa riêng, tiêm dịch vụ 1 cuốn, tiêm chủng mở rộng 1 cuốn nếu không được tiêm phòng ở đấy thì có thể đi nơi khác. Vì 1 tháng chỉ chích được 1 mũi thì bé sẽ mất cơ hội chích ngừa.
– Bệnh nhẹ có thể chích ngừa được riêng có sốt không nên tiêm.
– Sau tiêm phòng nếu bị sưng đỏ nơi tiêm thì chườm mát (dùng khăn sạch, dầy, quấn cục đá bên trong chườm). Chỉ uống thuốc hạ sốt khi sốt hay đau không uống ngừa. Nếu lâu ngày mà vết tiêm của bé còn sưng mà không đau thì mẹ chỉ cần xoa nhẹ nhàng thôi, vết đó sẽ từ từ tan.
Nếu tự nhiên mẹ phát hiện bé bị vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân, cánh mũi, đặc biệt khi nhìn nghiên sẽ thấy rỏ hơn thì là do ăn nhiều cà rốt, bí đỏ, đu đủ, chỉ cần ngưng ăn các thực phẩm trên vài tháng sẽ hết.
– Nếu trẻ dưới 15 ngày tuổi, vàng da ngày càng tăng nhất là vàng trước ngực thì mẹ nên cho bé đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Nếu bé trên 15 ngày tuổi thì bố mẹ đừng quá lo lắng về hiện tượng vàng da ở trẻ, nếu bé bú tốt và lên cân ổn định thì thường 3 tháng vết đó sẽ hết dần.
Trẻ chậm mọc răng không liên quan nhiều đến dinh dưỡng, có bé mọc sớm có bé mọc muộn, có bé mọc nhiều răng, có bé mọc vài cái. Vậy nên bố mẹ không cần quá sốt ruột, có bé mọc răng ở tháng thứ 6-9-11, nhiều trẻ hơn 12 tháng mới mọc. Nếu bé vẫn bú tốt, cân tăng ổn định, ăn dặm tốt thì đừng lo lắng, từ từ răng của con sẽ mọc thôi.
Có thể làm bé lắc đầu, gãi tai, nhỏ tai bằng nước muối sinh lý rồi bé tự đẩy ra, nhỏ 1 lần 2-3 giọt, một ngày nhỏ 2-3 lần, khi khó ra thì khám tai mũi họng, bác sĩ sẽ lấy ra, bố mẹ không nên tự lấy.
Bố mẹ hãy bình tĩnh, nếu bé phát triển bình thường, lanh lẹ thì thường nguyên nhân là bé phấn kích do quá vui. Hãy giải thích cho trẻ đừng làm vậy nữa thì sẽ hết thôi.
Đây chỉ là phản xạ hay trò chơi của bé thôi, vậy nên bố mẹ đừng quá lo lắng nhé!
Câu trả lời là không. Bởi vì trứng không có giá trị gì trong phòng ngừa tác dụng phụ của vắc-xin, từ năm 2011 các nhà khoa học của hiệp hội chích ngừa thế giới đã thống nhất là bố mẹ không cần phải làm vậy.
Nếu bé nhà bạn gần 3 tháng tuổi thì có thể nạp đủ năng lượng ban ngày và ngủ xuyên đêm rồi.
Nếu bé vẫn vui vẻ, không có biểu hiện nôn ói thì bố mẹ chỉ cần theo dõi trong 72 giờ. Sau đấy mọi việc vẫn bình thường thì bố mẹ không cần lo lắng nữa nhé!
34.Tự nhiên bé tiêu chảy:
Thường là do thức ăn nên bố mẹ cần xem lại thức ăn của bé và thức ăn của mẹ. Nếu bé đi ngoài không có máu thì không cần quá lo, chủ yếu là đừng để trẻ mất nước. Chỉ cần cho con bú nhiều, uống đủ nước. Khi không tiêu chảy nhiều cũng chưa cần dùng thuốc, thông thường tiêu chảy cũng từ 3-5-7 ngày mới hết.
Cho bé nằm nghiêng mặt 1 bên ở nơi thoáng mát, lau mát hạ sốt cho bé và nhét thuốc hạ sốt. Không được vắt chanh vào miệng, nếu bé không cắn lưỡi thì bố mẹ nhứo đừng chèn gì vào miệng bé nhé!
Tình huống này có thể bị lại cho đến khi bé nhà bạn được 7 tuổi. Bố mẹ nhớ phải luôn cần có thuốc hạ sốt (loại uống và loại nhét hậu môn) tại nhà. Khi nghi ngờ trẻ sốt hãy nhanh chóng cặp nhiệt và cho bé uống hạ sốt ngay khi bé sốt từ 38 độ.
Bố mẹ cần nhớ không có bệnh nào gọi là dính đầu khóa như một số trang mạng vẫn đưa tin. Nếu nghi ngờ con có thóp rộng, đóng sớm hay có những vết gờ hoặc khe hở trên hộp sọ thì đo và theo dõi vòng đầu, quan trọng là bé phát triển bình thường và lanh lẹ.
Chắc chắn rồi, khi mới tập đi bé sẽ đi rất buồn cười, đi “chàng hảng”, 2 hàng, giống như khập khiễng, có trẻ 18 tháng mới biết đi, 3 tuổi mới đi thăng bằng như người lớn. Vậy nên bố mẹ cần nhớ, quan trọng nhất là bé vẫn luôn nhanh nhẹn và chơi đùa hòa đồng với những trẻ khác.
Nếu bé vẫn bú tốt, không ho, không nôn ói nhiều, vẫn lên cân tốt thì có thể là do mềm đường thở lành tính, lớn dần bé sẽ tự hết thôi.
Nếu bé yêu có lòng bàn tay nhạt, xước da đầu ngón tay thì có khả năng bé đã bị thiếu sắt. Thường mẹ nên cho con bù sắt 2 tuần, thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc sắt trẻ dưới 6 tháng thì mẹ nên uống sắt cho bé bú. Nếu trường hợp nhà có người bị tan máu bẩm sinh (thalassemia) thì hãy cẩn trọng khi bù sắt.
Hãy an tâm, đó chỉ là nanh sữa, bố mẹ không được cạy nốt này. Sau thời gian nốt sẽ tự hết, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và quá trình bú sữa của con.
– Sữa là nước rồi: trẻ dưới 6 tháng không cần uống thêm nước: nếu nghi thiếu nước thì cứ bú mẹ, nếu bú bình thì cứ bú bình.
– Trẻ hơn 6 tháng mà bú lượng sữa từ 100 ml nhân cho cân nặng trở lên thì cũng không cần thêm nước.
– Trẻ nhỏ uống nước mát miệng sẽ không chịu uống sữa, uống nhiều nước sẽ không có bụng để uống sữa.
– Trẻ lớn nữa thì ưu tiên sữa ít nhất 500ml, rồi mới dùng tới nước tùy theo cân nặng.
– Trẻ sau 3 tuổi trở lên chú ý cho bé uống đủ nước.
Vấn đề này cũng không đáng lo đâu bố mẹ ạ! Hãy thử xem khi nào mới hết tiếng kêu đó. Trẻ lớn sau 3 tuổi có lúc than đau, mỏi chân vào buổi tối thì nguyên nhân là do tăng trưởng, uống đủ 500ml sữa 1 ngày thì bố mẹ an tâm rồi.
Trẻ nhỏ ngay khi biết vận động đầu thì lúc nào cũng nghiêng đầu 1 bên, bố mẹ nên khám xem cơ cổ ở bên nghiêng có u cơ cổ không, tật này nên tập sớm và tập rất lâu.
Vì sẽ như vậy sẽ bị hư chân hết. Hãy cho bé tập đi hay đứng một mình lúc trẻ đủ 10 tháng và tập đi bằng xe chữ L.
Nếu mẹ bị cảm thì cần mang khẩu trang, rửa tay, uống đủ nước, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi, nếu cần thì nên uống thuốc khi được phép của bác sĩ.
Có thể làm bé nuốt khó, sau lớn lên có thể nói ngọng, thường 3 tháng sẽ được bác sĩ chỉ định bấm bỏ đi (chứ không phải là mổ như bố mẹ vẫn nghĩ). Nếu nghi con mình bị dính thắng lười, bố mẹ hãy đưa bé khám răng hàm mặt nhi để sớm đưa ra hướng điều trị.
Nguồn: FB Bác sỹ nhi đồng
Biên tập: Huyền Trang
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ