Trang chủ » 4 nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau sinh

4 nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau sinh

(20/11/2023)

Chảy máu hậu môn là vấn đề thường xảy ra ở mẹ sau sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm hiểu 4 nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau sinh trong bài viết dưới đây.

Rate this post

4 nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau sinh

Ở từng trường hợp khác nhau, dựa vào màu sắc, lượng máu chảy ít hay nhiều và các biểu hiện kèm theo mới có thể đưa ra được nguyên nhân chính xác chảy máu hậu môn. Xong, mẹ sau sinh bị chảy máu hậu môn thường do 4 nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Nồng độ nội tiết tố trong cơ thể thay đổi:

Mẹ bị chảy máu hậu môn sau khi đi đại tiện có thể do nồng độ nội tiết tố thay đổi bất thường. Nồng độ nội tiết tố thay đổi ở thời gian mang thai kèm theo việc bổ sung sắt, canxi, áp lực của thai nhi lên vùng khoang chậu sẽ khiến mẹ đi đại tiện khó khăn. Điều này sẽ làm các mạch máu ở vùng hậu môn sưng phù dẫn đến chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi nếu chảy máu hậu môn do sự thay đổi nội tiết tố thì sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 tháng.

4 nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau sinh

  • Mẹ sau sinh bị sa búi trĩ:

Một số mẹ sau sinh bị chảy máu hậu môn là do hiện tượng sa búi trĩ. Nguyên nhân bởi mẹ trong quá trình sinh nở thường có xu hướng rặn mạnh để đẩy con ra ngoài, nếu quá trình này mẹ thực hiện không đúng cách thì sẽ làm sức ép ổ bụng tăng cao và các khóm trĩ dễ bị sa ra ngoài gây chảy máu hậu môn.

  • Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức:

Nhiều mẹ sau sinh bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện do chế độ ăn uống kiêng khem quá mức. Sau sinh mẹ thường ít vận động đồng thời chế độ dinh dưỡng không cân bằng như ăn quá nhiều thịt, ít ăn rau, ít uống nước,…dễ dẫn đến táo bón và làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng gây chảy máu hậu môn.

  • Chảy máu hậu môn do tác dụng phụ của thuốc:

Mẹ sau sinh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc gây tê,…dễ gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, trường hợp mẹ bị chảy máu hậu môn có thể do những loại thuốc này làm ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột gây chảy máu khi đi đại tiện.

4 nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau sinh

Chảy máu hậu môn có thể do hiện tượng sa búi trĩ

Mẹ nên làm gì khi bị chảy máu hậu môn sau sinh?

Như đã biết, mẹ bị chảy máu hậu môn có thể do thay đổi nồng độ nội tiết tố, sa búi trĩ,… Sau đây là những việc mẹ nên làm khi bị chảy máu hậu môn như:

  • Mẹ lưu ý chỉ được trì hoãn việc đến bệnh viện khi bị chảy máu nhẹ (máu thấm ít vào giấy vào giấy vệ sinh khi mẹ chùi hậu môn).
  • Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi tiến hành dùng thuốc mỡ hay thuốc đặt hậu môn.
  • Mẹ lưu ý cần lập dừng việc tự chữa chảy máu hậu môn nếu không có hiệu quả.
  • Mỗi ngày mẹ nên tích cực uống nhiều nước (2,5-3 lít nước), ăn nhiều rau, uống nhiều canh để việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Khi đi đại tiện mẹ cũng tránh rặn mạnh, rặn nhiều.
  • Mẹ bị chảy máu hậu môn gây đau thì có thể giảm đau bằng cách chườm lạnh hoặc chườm ấm.
  • Lựa chọn sản phẩm bổ sung chính hãng, uy tín, sử dụng đúng cách để uống sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh

Vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Mẹ không nên làm khi bị chảy máu hậu môn sau sinh?

Bên cạnh những việc nên làm, mẹ bị chảy máu hậu môn cũng cần lưu ý những điều không nên làm khi bị chảy máu hậu môn như:

  • Làm việc quá nặng: mẹ tránh làm việc quá nặng, nên dành thời gian nghỉ ngơi nhằm giảm áp lực trong lòng mạch máu giúp cơ thể mau chóng hàn gắn đồng thời bịt kín chỗ chảy máu.
  • Nín đi ngoài: mẹ thấy hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện thì thường có xu hướng không dám đi ngoài nhiều, mẹ nên đi đại tiện đúng giờ bởi nhịn đi đại tiện có thể gây ra tác động xấu đối với cơ thể.
  • Mẹ cũng không nên bôi hay đắp hậu bằng các loại lá cây, áp dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc, không rõ tác dụng.

4 nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau sinh

Mẹ không nên làm việc quá nặng để tránh chảy máu hậu môn sau sinh

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu 4 nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau sinh, những điều nên làm và không nên làm khi gặp tình trạng này. Mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn khoa học nhằm cân bằng dinh dưỡng, sử dụng viên uống bổ sung hữu cơ để hạn chế tình trạng táo bón. Thắc mắc vitamin tổng hợp uống tối được không, mẹ không nên uống vitamin tổng hợp vào buổi tối bởi lúc này cơ thể khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng và gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn