Trang chủ » Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

(03/04/2023)

Rau muống là loại rau quen thuộc trong các mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không lại là vấn đề cần được quan tâm vì khi mang thai, những thứ mẹ ăn vào đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Rate this post

Bầu 3 tháng đầu có ăn rau muống được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn rau muống mà không cần phải kiêng khem. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa phải, ăn đúng cách, không ăn quá nhiều và ăn liên tục trong nhiều ngày. 

Một số mẹ bầu cho rằng ăn rau muống có nguy cơ gây suy giảm tĩnh mạch và khiến mẹ mệt mỏi. Thực chất đây chỉ là một số trường hợp mẹ bầu gặp phải chứ chưa có chứng minh khoa học nào khẳng định ăn rau muống gây suy giảm tĩnh mạch và mệt mỏi. 

Tuy nhiên, có một số đối tượng mẹ bầu không nên ăn nhiều rau muống đó là: người bị đau nhức do viêm khớp, người mắc bệnh lý tiết niệu, người bị bệnh gút… vì nó có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Còn lại những mẹ bầu có sức khỏe bình thường thì hoàn toàn có thể ăn rau muống khi mang thai 3 tháng đầu.

Khi mua rau muống, mẹ cần lựa chọn nguồn rau chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nên ngâm nước muối loãng và rửa sạch sẽ trước khi nấu. Rau muống nên chế biến kỹ, không nên ăn sống. Ngoài ra, khi mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như sắt, canxi, DHA, acid folic, protein để mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt.

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn rau muống với lượng phù hợp

Lợi ích của rau muống đối với thai kỳ

Thành phần của rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, acid folic, canxi, chất xơ… Vì vậy, việc mẹ bầu ăn rau muống sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Cụ thể các lợi ích của rau muống đối với thai kỳ gồm:

Thanh nhiệt cơ thể

Theo Đông y, rau muống có vai trò là một vị thuốc giải nhiệt. Rau muống có tính hàn nên sẽ giúp mẹ giải phóng nhiệt lượng và hỗ trợ giảm căng thẳng tâm lý.

Phòng ngừa tiểu đường

Thành phần của rau muống chứa dưỡng chất tương tự như insulin, có tác dụng cân bằng đường máu trong cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

Ngăn ngừa dấu hiệu thiếu máu ở bà bầu

Theo nghiên cứu, 100g rau muống chứa 2,5mg sắt. Vì vậy, ăn rau muống giúp cung cấp lượng sắt tự nhiên cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường tái tạo máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ mà không ít mẹ bầu gặp phải.

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Thành phần của rau muống chứa nhiều acid folic/. Đây là chất rất quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, acid folic rất cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi.

Ngăn ngừa táo bón

Hàm lượng chất xơ trong rau muống tương đối cao, giúp tăng nhu đồng ruột và kích thích tiêu hóa. Từ đó, giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ táo bón ở bà bầu. Đây là tình trạng rất thường gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai.

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Ăn rau muống hỗ trợ cải thiện chứng táo bón ở bà bầu

Cải thiện làn da

Thành phần của rau muống chứa hàm lượng coa vitamin A, C cùng beta-carotene, là những hợp chất giúp cải thiện làn da, ngăn ngừa lão hóa và hỗ trợ da sáng khỏe hơn.

Giảm đau cơ, chuột rút

Rau muống là loại rau có màu xanh đậm, chứa nhiều canxi. Vì vậy, ăn rau muống sẽ hỗ trợ giảm đau cơ, chuột rút ở mẹ bầu. Đồng thời, giúp hình thành bộ khung xương chắc khỏe cho thai nhi.

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn rau muống

Rau muống là loại rau mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, để việc ăn rau muống đem lại nhiều lợi ích cũng như tránh những tác dụng không đáng có thì mẹ bầu cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Đảm bảo rửa sạch rau trước khi chế biến. Tốt nhất mẹ nên ngâm nước muối loãng 10 – 15 phút khi rửa rau.
  • Không ăn rau muống sống, gỏi rau muống vì có thể chúng nhiễm giun sán gây ngộ độc.
  • Không ăn rau muống khi có vết thương hở ngoài ra vì có thể gây sẹo lồi.
  • Không ăn rau muống và uống sữa cùng lúc vì có thể gây cản trở sự hấp thu canxi của cơ thể.
  • Không ăn quá nhiều rau muống, mỗi tuần chỉ ăn 2 – 3 bữa rau muống. Thay đổi các loại rau vừa giúp ngon miệng lại cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng.

Những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ giải đáp vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Mẹ hãy xây dựng chế độ ăn khoa học để giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt nhé.

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Viên sắt và axit folic cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Bên cạnh đó, 3 tháng đầu mẹ nhất định phải bổ sung đầy đủ sắt acid folic cho bà bầu. Đây là hai chất cực kỳ quan trọng đối với hình thành và phát triển các cơ quan của thai nhi. Theo các chuyên gia, tốt nhất mẹ nên bổ sung sắt axit folic từ trước thai kì. Nếu không kịp bổ sung trước khi mang thai, mẹ hãy bổ sung ngay khi phát hiện có thai để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mẹ nhé. Chúc mẹ có thai kì trọn vẹn, mẹ tròn con vuông!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn