Trang chủ » Bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối có nguy hiểm không?

(13/04/2022)

Khi mang thai, tất cả những bất thường về sức khỏe của mẹ đều khiến các bà bầu lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến em bé. Bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối có nguy hiểm không là vấn đề các mẹ bầu quan tâm. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

4 (80%) 1 vote

Triệu chứng cảm cúm khi mang thai

Cảm cúm là bệnh do virus cúm gây ra. Khi bị cảm cúm, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện dưới đây:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Hắt hơi liên tục.
  • Ho.
  • Sốt cao, từ 38 – 39 độ C.
  • Đau họng kèm tình trạng ho khan, ho có đờm.
  • Cơ thể mệt mỏi, người bị lạnh.
  • Đau đầu.
  • Có thể đau nhức cơ thể, ăn không ngon miệng.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối

Bà bầu có hệ miễn dịch suy giảm hơn so với thời kỳ chưa mang bầu. Vì thế, mẹ rất dễ bị virus tấn công gây cảm cúm. 

Khi hệ miễn dịch suy giảm, chỉ cần tiếp xúc với người bị cúm hay sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng khiến mẹ bầu bị cúm dễ hơn người khác. Bên cạnh đó, vào tháng cuối của thai kỳ, sự thay đổi của cơ thể để chuẩn bị cho ngày chuyển dạ cũng làm tăng nguy cơ bị cúm hơn cho bà bầu.

Bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối có nguy hiểm không?

Bà bầu dễ bị cảm cúm do hệ miễn dịch suy giảm khi mang thai

Bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối có nguy hiểm không?

Vấn đề bà bầu bị cảm cúm tháng cuối có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không được rất nhiều mẹ bầu quan tâm vì gần đến ngày dự sinh, mẹ không muốn em bé bị ảnh hưởng gì cả, để có thể chào đời bình an.

Vấn đề này mẹ có thể yên tâm vì nếu chỉ cảm cúm thông thường thì sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi vì giai đoạn này, thai nhi cũng đã phát triển đầy đủ nên khó bị ảnh hưởng nhiều. Việc mẹ cần làm là cố gắng nghỉ ngơi, tăng cường sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh và giúp bệnh không tiến triển nặng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị cảm cúm với các triệu chứng sốt cao kéo dài và có biểu hiện lạ thì mẹ nên đi khám để tránh gây biến chứng nguy hiểm. Cảm cúm nặng không được điều trị có thể gây viêm phổi, sinh non… nên mẹ cũng không nên chủ quan.

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu tháng cuối

Cảm cúm dù nhẹ cũng khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy, khi bị cảm cúm, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm nhẹ các triệu chứng, rút ngắn thời gian của bệnh.

  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các loại dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng giúp đẩy lùi bệnh nhanh hơn.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi giúp nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin để nâng cao sức đề kháng, giúp chữa trị bệnh nhanh và ngăn ngừa diễn tiến nặng.

Bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối có nguy hiểm không?

Bà bầu nên ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng

  • Mẹ không nên dùng thuốc hạ sốt nếu chưa có chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Uống nhiều nước, kết hợp nước lọc ấm, nước trái cây, nước canh … để bổ sung nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước có thể xảy ra do sốt cao liên tục.
  • Không tự ý xông hơi khi không biết cách xông phù hợp. Nguyên nhân là do nếu xông sai cách, làm nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, giảm lưu lượng máu cung cấp đến thai nhi.

Việc điều trị cảm cúm cho bà bầu cần hết sức cẩn thận vì lúc này mẹ không chỉ cần bảo vệ sức khỏe của mình mà còn phải đảm bảo sức khỏe của thai nhi.

Biện pháp phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

Cảm cúm dù nặng hay nhẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bà bầu. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là phòng tránh từ sớm để không mắc bệnh.

Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa cảm cúm:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.

Bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối có nguy hiểm không?

Sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, sau sinh – nhập khẩu châu Âu chính hãng

  • Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, kiwi, dâu tây để tăng cường sức đề kháng ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thảo dược tăng cường đề kháng cho bà bầu chuyên biệt có thành phần tự nhiên, an toàn cho bà bầu để hỗ trợ tăng sức đề kháng tốt nhất.
  • Không nên làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh kiệt sức.
  • Tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng là biện pháp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất hiện nay.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả.
  • Không đến nơi tập trung đông người, nhất là trong thời điểm đang xảy ra dịch cúm, vào thời điểm giao mùa. Nếu ra ngoài thì mẹ bầu nên đeo khẩu trang.
  • Rèn luyện thân thể mỗi ngày bằng các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga để tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Như vậy bài viết này đã giải đáp thắc mắc bà bầu bị cảm cúm vào tháng cuối có nguy hiểm không. Giai đoạn cuối thai kì, mẹ hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe thật tốt để chờ ngày bé yêu chào đời thật suôn sẻ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn