(16/06/2017)
Bà bầu thiếu máu trong thai kỳ sẽ dẫn đến những nguy hiểm không lường trước, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Không chỉ có thiếu máu thiếu sắt, trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ bị thiếu máu ở các thể (dạng) dưới đây.
Thiếu máu là hiện tượng sinh học giảm đồng thời ba yếu tố thông qua việc xét nghiệm huyết đồ: giảm số lượng hồng cầu (RBC), giảm nồng độ huyết sắc tố (Hb) và giảm hematocrite (HCT) trong máu ngoại biên.
Trường hợp này chỉ số HCT thường giảm nhưng nồng độ Hb bình thường. Từ tuần thứ 6 của thai kỳ do thể tích của huyết tương tăng nhiều hơn lượng hồng cầu và hiện tượng giữ nước ở thai phụ tạo thành tình trạng thiếu máu tương đối hay còn gọi là “thiếu máu sinh lý của thai kỳ” hoặc “thiếu máu giả do pha loãng”.
Theo PGS TS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề thiếu máu ở phụ nữ mang thai là do thiếu máu thiếu sắt. Tại thời điểm có bầu, nhu cầu sắt ở người mẹ sẽ cần nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi.
Nhu cầu sẽ tăng nhiều nhất ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ khi tăng gấp 5-7 lần so với thông thường. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
Bệnh thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ, nếu sau sinh không được điều trị thì sẽ có chiều hướng nặng thêm. Mẹ nên uống viên sắt (có 60mg sắt nguyên tố/ngày) trong suốt thời kỳ mang thai đến ít nhất 4 tuần sau sinh. Tích cực ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt, trứng, cá…, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây tươi, rau có lá xanh,… Sự hấp thu sắt còn nhờ vào một số chất hỗ trợ trong khẩu phần ăn gồm: vitamin C, thức ăn giàu protein (thịt, cá, thức ăn biển, trứng,..).
Nguyên nhân chính là do thiếu dinh dưỡng, thường gặp 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh thường gây thiếu máu nặng với các triệu chứng: số lượng hồng cầu giảm, tăng kích thước và tăng nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên kèm protein huyết giảm.
Để phòng tránh thiếu máu hồng cầu to cần ăn bằng chế độ ăn đầy đủ đạm và khi cần phải cung cấp vitamin B12 thường xuyên.
Ở tháng cuối thai kỳ, những huyết sắc tố lạ của thai nhi sẽ tác động lên tế bào nội diệp của nhau thai, tạo ra kháng thể gây phá hủy hồng cầu người mẹ. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, đau lưng, hạ huyết áp, nặng có thể đi tiểu ra máu.
Xét nghiệm cho ra kết quả tủy tăng sinh mạnh nên nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên nhiều, test coombs dương tính. Chống thiếu máu ở trường hợp này bằng cách truyền máu tùy vào thể trạng của mẹ, thông thường sau sinh bệnh sẽ khỏi.
Thông thường, thiếu máu dạng này khó biết được nguyên nhân cụ thể và hay gặp ở phụ nữ sau sinh đẻ nhiều lần, ở những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, chẩn đoán bệnh xác định dựa trên hình ảnh huyết học. Điều trị chủ yếu bằng cách bổ sung vitamin B12 và Axit Folic, sau sinh sẽ trở lại bình thường, nếu không điều trị bệnh sẽ nặng thêm.
Bệnh rất ít khi gặp, thông thường sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh cực nguy hiểm bởi cả 3 dòng tế bào máu đều bị giảm gây nên tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng và nguy cơ xuất huyết trong cả thai kỳ nhất là với thai phụ không khảm thai sớm, khám thai định kỳ hàng tháng. Bệnh có thể khỏi nhưng thường tái phát, chỉ điều trị khi có triệu chứng hay diễn tiến bệnh trầm trọng.
Tổng hợp: Huyền Trang
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ