Trang chủ » 5 dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh mẹ nên biết

5 dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh mẹ nên biết

(01/11/2023)

Tắc tia sữa nếu không khắc phục sớm có thể biến chứng thành áp xe vú, viêm vú… Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh để điều trị kịp thời là rất cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng, hạnh phúc hơn.

Rate this post

Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng gì?

Sữa mẹ được sản xuất từ nang sữa rồi theo ống dẫn để về xoang chứa sữa nằm sau quầng vú. Dưới tác động của lực bú mút, sữa mẹ sẽ chảy ra ngoài hoặc do sữa quá nhiều, đầy xoang chữa thì sữa cũng tự động chảy ra.

Do một số lý do nào đó, lòng ống dẫn sữa bị bít lại khiến sữa không thoát ra ngoài được và dần hình thành các cục cứng do sữa đông kết. Đây chính là hiện tượng tắc tia sữa mà nhiều sản phụ sau sinh gặp phải.

Tắc tia sữa thường xảy ra vào những ngày đầu sau sinh và có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

5 dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh mẹ nên biết

Tắc tia sữa sau sinh có thể biến chứng thành áp xe vú, viêm vú nếu không được điều trị sớm. Do đó, mẹ cần biết cách phát hiện dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh để có các biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây đau nhức kéo dài và biến chứng.

5 dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh mẹ nên biết

Tắc tia sữa khiến mẹ đau nhức, căng tức ngực, thậm chí gây sốt

Dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh gồm:

  • Bầu ngực một hoặc cả 2 bên căng tức, đau nhức. Mức độ đau ngày càng tăng lên.
  • Bầu ngực có các khối tròn, bề mặt gồ ghề với các kích thước khác nhau. Dùng tay sờ vào thì thấy đau, cứng. Đó là những cục sữa đông tồn đọng bên trong.
  • Sữa mẹ tiết ra ít dần, thậm chí không ra sữa.
  • Vùng ngực nóng rát khi chạm vào.
  • Có thể bị sốt, nhức đầu.

Tắc tia sữa có thể gây biến chứng gì?

Tắc tia sữa có thể được cải thiện dễ dàng nếu khắc phục từ sớm. Tuy nhiên, nếu để lâu, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mẹ cũng như ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các biến chứng của tắc tia sữa gồm:

  • Viêm tuyến vú: Sữa mẹ tích tụ lâu, không thoát ra ngoài được có thể gây viêm tuyến vú. Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác đau nhức, sưng to bầu ngực, nóng rát khi chạm tay vào. Ngực xuất hiện nhiều cục cứng, sưng đỏ, dùng tay nặn sữa cũng không chảy ra hoặc chảy ra rất ít.
  • Áp xe vú: Nếu tắc tia sữa để lâu không điều trị sẽ dẫn đến áp xe với biểu hiện vú sưng đau, bên trong tụ nhiều mủ do vi khuẩn gây nên.
  • Mất sữa: Các cục sữa tồn đọng, tắc lại khiến sữa không chảy ra được. Từ đó, cơ thể mẹ không sản xuất sữa nữa dẫn đến ít sữa, mất sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

5 dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh mẹ nên biết

Tắc tia sữa để lâu có thể dẫn đến áp xe vú nguy hiểm

Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa sau sinh rất thường gặp nhưng có thể chủ động phòng ngừa từ sớm. Để ngăn ngừa tắc tia sữa sau sinh, sản phụ hãy áp dụng những cách dưới đây:

  • Cho bé bú sớm nhất có thể sau khi sinh để giúp kích thích sữa về. Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cho bé bú mẹ thường xuyên để con mút hết sữa trong bầu ngực mẹ ra ngoài, không gây ứ đọng sữa dẫn đến tắc tia sữa.
  • Tốt nhất, hãy dùng máy hút sữa để hút sau mỗi cữ bú của bé vì có thể con không bú hết được lượng sữa mẹ sản xuất ra tại thời điểm đó, khiến sữa còn thừa tồn đọng dần và gây tắc tia.
  • Nếu mẹ cảm thấy căng tức bầu ngực do sữa đang được sản xuất nhiều mà em bé không bú thì hãy dùng máy hút sữa để hút kiệt sữa, khơi thông tia sữa tránh tắc tia.
  • Không mặc áo ngực quá chật vì có thể gây chèn ép tia sữa.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và mang đến cho em bé nguồn sữa mẹ chất lượng, giàu dinh dưỡng, giúp con phát triển tốt ngay sau khi sinh.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh đặc biệt quan trọng nên mẹ cần lưu ý. Trong đó, nhất định phải bổ sung các chất quan trọng như sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón vì chúng cần thiết với cả mẹ và em bé.

 

sắt và axit folic cho mẹ sau sinh

Viên sắt cho mẹ sau sinh – nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Vitamin rất quan trọng trong giai đoạn nuôi con nhỏ nên mẹ cần bổ sung đầy đủ. Mẹ sau sinh bổ sung vitamin đến khi nào là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Tốt nhất mẹ hãy bổ sung đầy đủ vitamin ít nhất là 6 tháng sau sinh và cố gắng duy trì lâu hơn có thể để mẹ khỏe, em bé phát triển tốt nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn