Trang chủ » Bệnh hay quên ở người già làm thế nào để cải thiện?

Bệnh hay quên ở người già làm thế nào để cải thiện?

(14/05/2023)

Bệnh hay quên là tình trạng không còn xa lạ gì với những người lớn tuổi. Người già hay quên khiến cuộc sống, sinh hoạt bị đảo lộn và gặp nhiều khó khăn. Bệnh hay quên ở người già làm thế nào để cải thiện giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Rate this post

Biểu hiện của bệnh hay quên ở người già cần chú ý

Bệnh hay quên ở người già là hiện tượng suy giảm dần trí nhớ và nhận thức do quá trình thoái hóa liên tục của bộ não xảy ra sau nhiều năm. Sau 25 tuổi, mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có sự tái tạo mới để thay thế. Hiện tượng này xảy ra nhanh sau tuổi 60. Lứa tuổi 60-64 có khoảng 1% mắc chứng giảm trí nhớ, đến lứa tuổi 85 có đến 50% mắc chứng này.

Bệnh hay quên ở người già làm thế nào để cải thiện?

Bệnh hay quên ở người già khiến người bệnh có thể quên ngay sự việc mới diễn ra

Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh hay quên ở người già giai đoạn sớm là giảm khả năng ghi nhớ, hay quên những việc vừa xảy ra. Bệnh nhân thường xuyên để quên những vật dụng cá nhân để ở đâu, quên tên mọi người, quên thời gian hay lịch làm việc,…

Ngoài ra bệnh nhân cũng gặp khó khăn trong tìm từ để diễn đạt lời nói hay giải thích một điều gì đó. Bệnh nhân có thể quên điều vừa nói ra và lặp đi lặp lại câu nói này nhiều lần trong vài phút. Suy giảm trí nhớ ở người già còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như sử dụng tiền, sử dụng phương tiện giao thông, điện thoại; dần dần mất kỹ năng mua sắm, khó thực hiện theo hướng dẫn hay tìm đường,…

Khi bệnh hay quên nặng hơn, người bệnh có thể không thể nhớ sự việc mới xảy ra, mất định hướng không gian thời gian, thậm chí họ có thể quên nhà vệ sinh, phòng ngủ ở đâu và không phận biệt được buổi sáng, buổi chiều. Hoặc thậm chí thay đổi trí nhớ, hành vi và tính cách, luôn ngơ ngác, thờ ơ với người khác, luôn than phiền quên, không nhớ.

Bệnh hay quên ở người già làm thế nào để cải thiện?

Não bộ cũng như các cơ quan trên cơ thể đều cần được chăm sóc mỗi ngày để luôn duy trì tính linh hoạt, tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ các thông tin. Bệnh hay quên ở người già có thể được cải thiện bằng những việc sau đây:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ như omega3, choline, sắt, vitamin B1, B6, B12 rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ và khả năng ghi nhớ. Tăng lượng trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein ít chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Sử dụng thêm viên uống vi chất: Người lớn tuổi có tốc độ hấp thụ dinh dưỡng chậm hơn, điều này có thể khiến việc hấp thu vitamin các dưỡng chất trong bữa ăn cũng kém hơn. Do đó cần chú ý sử dụng thêm các viên uống đặc biệt là thuốc bổ sung sắt cho người lớn tuổi bị thiếu máu thiếu sắt. Bổ sung đủ sắt giúp người bệnh cải thiện thiếu máu thiếu sắt nhanh chóng, tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt khiến trí nhớ càng kém hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Người lớn tuổi đặc biệt dễ bị mất nước. Mất nước nghiêm trọng có thể gây ra lú lẫn, buồn ngủ, mất trí nhớ và các triệu chứng khác giống như mất trí nhớ. Người bệnh cần duy trì uống 1,5-2l lít nước mỗi ngày tùy cân nặng nhé.
  • Luyện tập trí não thường xuyên: Các bài tập luyện trí não cho người già như chơi ghép hình, cơ vua, đọc cuốn sách mới, học một loại ngoại ngữ mới, tham gia các khóa học để cải thiện sự giao tiếp xã hội và tăng cường khả năng tư duy, tập trung.
  • Luyện tập thể thao: Người già hãy quên hãy lựa chọn một môn thể thao phù hợp với thể chất và sức khỏe của mình. Việc tập thể thao thường xuyên giúp giảm căng thẳng, giữ tình thần lạc quan hơn.

Viên sắt cho người già - hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Viên sắt Chela Ferr Forte  – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Những việc nên tránh để khắc phục bệnh hay quên ở người già

Trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, người già bị bệnh hay quên nên tránh làm những việc sau đây.

  • Tránh sử dụng thuốc bừa bãi: Nhiều loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về nhận thức và trí nhớ như thuốc tiểu đường, huyết áp, sỏi thận……. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc bữa bãi, trước khi sử dụng thuốc, người già cần lưu ý tới tác dụng phụ của thuốc, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, từ đó cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra.
  • Không uống uống rượu, hút thuốc: Rượu bia, thuốc lá là những tác nhân khiến não bộ của người bệnh bị tổn thương và trí nhớ bị sa sút nghiêm trọng. Đây là việc làm vô cùng quan trọng đối với việc cải thiện triệu chứng hay quên ở người già, đặc biệt nếu nguyên nhân suy giảm trí nhớ là do lạm dụng các chất kích thích.
  • Tránh căng thẳng thần kinh: Trạng thái tinh thần căng thẳng lo âu kéo dài có thể khiến bệnh hay quên ở người già trầm trọng hơn. Việc duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ là rất quan trọng.

Bệnh hay quên ở người già làm thế nào để cải thiện?

Người già nên thận trọng khi dùng các loại thuốc

Những thông tin về về bệnh hay quên ở người già được chia sẻ trong bài viết hi vọng đã giúp người thân trong gia đình có thêm những kiến thức về căn bệnh này cũng như cách làm tăng trí nhớ cho người già để giúp người cao tuổi có một cuộc sống minh mẫn và chất lượng hơn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn