Trang chủ » Vỡ tử cung khi mang thai và biện pháp phòng ngừa

Vỡ tử cung khi mang thai và biện pháp phòng ngừa

(28/12/2017)

Những biến chứng thai kỳ sẽ luôn rình rập và gây ra không ít ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai. Một trong những biến chứng nguy hiểm mẹ bầu cần quan tâm chính là tình trạng vỡ tử cung.

5 (100%) 1 vote

Nguyên nhân gây vỡ tử cung

Có thể chia ra làm 2 nguyên nhân chính đó là: nguyên nhân từ mẹ và nguyên nhân từ thai nhi.

Nguyên nhân từ mẹ:

  • Khung chậu của người mẹ hẹp, khiến cho đầu thai nhi khó có thể chui lọt ra ngoài.
  • Mẹ có khối u ở cổ tử cung, chạn đường ra của thai nhi.
  • Tử cung mỏng, chịu tác động bởi các cơn co, nhất là do sinh nở nhiều lần
  • Đối với những mẹ bầu mổ khi mang thai lần đầu thì tử cung ở vết mổ này khá mỏng và dễ bị vỡ dưới tác động của các cơn co tử cung.

Nguyên nhân từ thai nhi:

  • Thai nhi quá to, khó chui lọt qua khung chậu của người mẹ.
  • Tư thế thai nhi bất thường: nằm ngang, không cúi đầu, không ngửa mặt,…

Ngoài ra, vỡ tử cung còn có thể xảy ra khi các bác sĩ thực hiện một số thủ thuật: kéo thai, xoay thai,…

Dấu hiệu vỡ tử cung

Vỡ tử cung có thể xuất hiện vào tháng cuối của thai kỳ hay trong quá trình chuyển dạ. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý khi gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Khi các cơ co tử cung nhanh và mạnh hơn làm cho mẹ bầu có cảm giác đau đớn.
  • Khi thấy tình trạng đáy tử cung đang cao dần lên so với rốn.
  • Dưới rốn, tử cung có chỗ bị thắt lại và càng rõ rệt khi vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Trong trường hợp không được phát hiện kịp thời thì nguy cơ vỡ tử cung là rất lớn. Dấu hiệu cho thấy tử cung đã bị vỡ:

  • Cơn co tử cung dồn dập, lúc thì gây ra cảm giác đau dữ dội, lúc thì đột ngột giảm đau. Tử cung đã vỡ, cơn co sẽ mất đi, tim thai sẽ mất hay đập rất yếu ớt.
  • Máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, khiến cho mẹ bầu choáng, hơi thở nông, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh, huyết áp tụt nhanh,… khi không được cấp cứu kịp thời rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé.

Biện pháp phòng ngừa vỡ tử cung khi mang thai

  • Khám thai định kỳ để có thể theo dõi được tình trạng của thai nhi có ổn định hay không, nhất là những tuần cuối của thai kỳ.
  • Trong trường hợp mẹ bầu từng gặp những bất thường về tử cung thì cần được khám và theo dõi thường xuyên tránh những tác động xấu có thể diễn ra.
  • Nếu mẹ có khung chậu hẹp thì nên sinh ở viện tuyến trên để có được phương án xử lý kịp thời khi gặp tình huống xấu.
  • Tránh sinh con quá gần nhau, nhất là đối với những người từng sinh mổ, thì ít nhất 2-3 năm mới nên tiếp tục sinh con.

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn