Trang chủ » Viên sắt nên uống vào lúc nào?

Viên sắt nên uống vào lúc nào?

(19/05/2021)

Tùy vào thể trạng và triệu chứng thiếu sắt mà cần bổ sung sắt ngay cho những đối tượng cụ thể. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết viên sắt nên uống vào lúc nào.

Rate this post

Viên sắt nên uống vào lúc nào?

Thiếu máu là một tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kỳ thể trạng nào. Một số người có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn những người khác, cần thiết phải uống viên sắt bổ sung để kịp thời cung cấp chất sắt cho cơ thể. Vậy viên sắt nên uống vào lúc nào?

Người già hoặc người cao tuổi có một số bệnh lý nền 

Chức năng hoạt động của các cơ quan ở người già dần lão hóa, khiến hoạt động chuyển hóa sắt để tạo máu cũng trở nên trì trệ hơn. Điều này gây nên hiện tượng thiếu máu nghiêm trọng ở những người cao tuổi. Thêm vào đó, người cao tuổi thường mắc một số bệnh lý khi bước vào độ tuổi 60 liên quan đến chức năng dạ dày, ruột. Các triệu chứng bệnh lý này có thể gây chảy máu bên trong, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Ví dụ như một vết loét trong dạ dày, viêm loét trong ruột kết  hoặc ung thư ruột kết đều có thể gây nên tình trạng chảy máu trong gây thiếu máu nghiêm trọng. Bởi vậy, kịp thời bổ sung sắt để cơ thể có đủ lượng máu dự trữ trong cơ thể rất quan trọng đối với người cao tuổi

Viên sắt nên uống vào lúc nào?

Hoạt động chuyển hóa sắt ở người già để tạo máu cũng trở nên trì trệ hơn

Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai hoặc sau sinh

Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt nhất bởi họ cần một lượng máu khá lớn hơn để hỗ trợ thai nhi đang phát triển cũng như đáp ứng nhu cầu của bản thân. Mẹ bầu cần tới 60 mg sắt mỗi ngày, gấp đôi nhu cầu của người bình thường. Trong trường hợp thiếu sắt nghiêm trọng, thai nhi có thể bị sinh non hoặc nhẹ cân. Việc bổ sung sắt bằng thực phẩm thường không hiệu quả và không đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong thai kỳ, do đó mẹ bầu thường được chuyên gia khuyên dùng thêm viên sắt cho bà bầu hằng ngày.

Mẹ sau sinh cũng nên uống thêm viên sắt để tái tạo máu, phục hồi lại lượng máu lớn đã mất đi trong quá trình vượt cạn. Hơn nữa, thai nhi mới sinh nhận tất cả dưỡng chất qua sữa mẹ để phát triển thể chất và trí não. Do vậy, mẹ vẫn cần đảm bảo lượng sắt cần thiết cho mẹ và con trong thời gian cho con bú.

Viên sắt nên uống vào lúc nào?

Mẹ cần đảm bảo lượng sắt cần thiết cho mẹ và con trong thời gian mang thai và cho con bú

Bệnh nhân sau phẫu thuật mất nhiều máu

Những bệnh nhân bị giảm huyết sắc tố sau phẫu thuật thường được bổ sung sắt qua đường uống để đẩy nhanh quá trình sản xuất hồng cầu. Một số rối loạn bệnh lý hoặc phẫu thuật ảnh hưởng đến ruột cũng có thể cản trở khả năng cơ thể hấp thụ sắt. Ngay cả khi bổ sung rất nhiều chất sắt trong chế độ ăn uống, bệnh nhân phẫu thuật đường ruột như cắt dạ dày có thể vẫn thiếu hụt lượng sắt mà cơ thể cần. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau hậu phẫu, chẳng hạn như aspirin, cũng có thể gây nên thiếu máu thiếu sắt.

Viên sắt nên uống vào lúc nào?

Phẫu thuật ảnh hưởng đến ruột cũng có thể cản trở khả năng cơ thể hấp thụ sắt

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Kỳ hành kinh kéo dài hoặc lượng kinh nguyệt quá nhiều là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Kinh nguyệt thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày và lượng máu mất đi từ 2 đến 3 muỗng canh. Phụ nữ dễ có nguy cơ thiếu máu thường chảy máu nhiều hơn bảy ngày và mất lượng máu gấp đôi so với bình thường. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, có tới 20%  phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Những phụ nữ bị mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt cần phải bổ sung viên sắt trong ngày đèn đỏ.

Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kì kinh nguyệt

Những phụ nữ bị mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt cần phải uống bổ sung viên sắt

Các giai đoạn thiếu sắt nên lưu ý

Xét nghiệm máu là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán mức độ sắt thấp, vì tình trạng bệnh lý  khó có thể chẩn đoán chỉ dựa trên các triệu chứng. Cần hiểu rõ 3 giai đoạn chính của thiếu máu thiếu sắt để kịp thời uống viên sắt bổ sung đảm bảo ổn định lượng máu trong cơ thể. Mức độ  thiếu sắt nhẹ thường tiến triển thành thiếu máu thiếu sắt qua các giai đoạn dưới đây:

  1. Thiếu sắt nhẹ:  Tình trạng dự trữ sắt thấp với nồng độ ferritin từ 10–30 mcg / L, số lượng tế bào hồng cầu  bình thường với hemoglobin trên 12 g / dL và hematocrit trên 36% đối với phụ nữ và 41% đối với nam giới.
  2. Thiếu sắt chức năng nhẹ: Tình trạng dự trữ sắt cạn kiệt với nồng độ ferritin thấp hơn 10 mcg / L nhưng số lượng hồng cầu bình thường với hemoglobin trên 12 g / dL và hematocrit trên 36% đối với phụ nữ và 41% đối với nam giới. Đây là giai đoạn cần phải bắt đầu tiến hành uống bổ sung gấp viên sắt để đảm bảo bù đắp lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể
  3. Thiếu máu do thiếu sắt: Tình trạng này bao gồm lượng sắt dự trữ cạn kiệt với mức ferritin thấp hơn 10 mcg / L, cộng với số lượng hồng cầu giảm xuống dưới mức bình thường và hemoglobin dưới 12 g / dL và hematocrit dưới 36% đối với phụ nữ và 41% đối với nam giới. Thiếu máu nặng có thể phải nằm viện điều trị theo phác đồ của bác sĩ nếu việc bổ sung sắt đường uống kém hiệu quả.

Viên sắt nên uống vào lúc nào?

Xét nghiệm máu là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán mức độ sắt thấp

Thiếu sắt sẽ gây ra ảnh hưởng xấu, đặc biệt là dẫn tới tình trạng thiếu máu vô cùng nguy hiểm. Nếu không được bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về những trường hợp cần chú trọng bổ sung sắt cũng như lưu ý viên sắt nên uống vào lúc nào. Việc xét nghiệm máu định kỳ cũng là một trong những cách hiệu quả để tầm soát bệnh thiếu máu thiếu sắt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn