(07/09/2024)
Kẽm là khoáng chất góp mặt trong nhiều hoạt động và chu trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Vậy uống kẽm có làm giảm hấp thu sắt không. Cùng tìm hiểu cách uống kẽm như thế nào đúng cách để phát huy công dụng đối với sức khỏe.
Để cơ thể luôn được khỏe mạnh, mỗi ngày chúng ta cần bổ sung đa dạng các vitamin và khoáng chất đúng đủ. Sắt và kẽm là 2 khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bổ sung sắt và kẽm đúng cách mỗi ngày góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh, hoạt động trơn tru.
Như chúng ta đã biết, sắt là nguyên liệu sản xuất ra những hồng cầu màu đỏ khỏe mạnh, mang oxy đi khắp các cơ quan trọng cơ thể, đảm bảo cho mọi bộ phận trong cơ thể chúng ta đều nhận được lượng oxy cần thiết để đạt hiệu suất tối ưu. Ngoài ra, sắt còn là nền tảng để duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Nếu thiếu sắt, người bệnh sẽ bị thiếu máu, làm giảm khả năng tập trung, bị đau đầu, yếu ớt, mệt mỏi, rụng tóc, móng yếu dễ gãy,…
Bên cạnh đó, kẽm có vai trò quan trọng trong các quá trình tổng hợp protein, sản xuất hormone, sản xuất enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, làm lành vết thương, phát triển cơ bắp,… Kẽm có vai trò quan trọng nhất định trong việc giúp phát triển cơ, xương, trí não đặc biệt là hỗ trợ cải thiện về chiều cao và nhận thức ở trẻ độ tuổi phát triển.
Sắt và kẽm là bộ đôi dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể
Để đảm bảo đủ sắt và kẽm cho cơ thể, chúng ta nên chủ động bổ sung sắt và kẽm qua chế độ ăn hàng ngày. Trường hợp bị chẩn đoán thiếu sắt, thiếu kẽm, nên có kế hoạch bổ sung qua cả thực phẩm và viên uống để tránh việc thiếu hụt sắt kẽm kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển đặc biệt là ở bà bầu và trẻ nhỏ.
Uống kẽm có làm giảm hấp thu sắt không? Theo Ths.Bs Lê Thị Hải- Nguyên GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, uống kẽm không làm giảm hấp thu sắt mà ngược lại còn thúc đẩy sắt hấp thu tốt hơn vào cơ thể. Đây là 2 khoáng chất có thể bổ sung đồng thời bởi chúng có mối tương quan hỗ trợ trong việc hấp thu.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sắt thường được hấp thu chủ yếu ở đầu tá tràng, còn kẽm hấp thu ở ruột non. Do đó, việc bổ sung kẽm và sắt đồng thời không cạnh tranh hấp thu mà còn hỗ trợ hấp thu qua lại lẫn nhau được tốt hơn bởi kẽm và sắt thường thiếu cùng nhau. Đặc biệt, khi tỷ lệ sắt và kẽm bổ sung vào cơ thể tương đương dưới 2:1 nhất là khi tỷ lệ 1:1 sẽ không có sự ức chế nào đối với sự hấp thu của 2 vi chất này.
Vậy nên, khi muốn bổ sung kẽm bằng đường uống, người bệnh không nên lo ngại việc cạnh tranh hấp thu sắt. Thay vào đó, có cách uống kẽm và sắt đúng liều lượng, đúng thời điểm để giúp 2 khoáng chất này được hấp thu tốt nhất.
Uống kẽm không làm giảm hấp thu sắt không
Để bổ sung kẽm và sắt hiệu quả, chúng ta nên chú ý bổ sung theo hướng dẫn sau:
Bổ sung sắt và kẽm bằng cách ăn thêm các thực phẩm dinh dưỡng là cách bổ sung an toàn và tương đối hiệu quả. Thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hằng ngày như: gan lợn, gan gà, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, bông cải xanh, các loại đậu, lựu, mận, dâu tây…Nên ăn thêm thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt trong thực phẩm hiệu quả.
Bên cạnh đó, thực phẩm giàu kẽm phải kể đến như: hàu, tôm, cua, bào ngư, nấm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt… cũng nên được thêm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
Thực phẩm giàu kẽm có nhiều trong bữa ăn hằng ngày
Đối với những đối tượng có nhu cầu bổ sung sắt và kẽm cao như phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ ở tuổi phát triển và dậy thì, người lớn bị ốm bệnh lâu ngày, vận động viên,…nên uống thêm các viên uống vi chất thích hợp. Viên uống bổ sung sắt nên kết hợp với thành phần vitamin C để tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể.
Nên uống sắt và kẽm với nhiều nước lọc, tránh uống cafe, rượu bia, trà, nước có ga…gần thời điểm uống các viên vi chất này nhé. Có thể kết hợp uống kẽm với vitamin A, B6, C và photpho vì các chất này làm tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể.
Buổi sáng là thời điểm lí tưởng nhất để uống sắt và kẽm. Nên uống sắt sau ăn 1-2h giúp bổ sung dưỡng chất hiệu quả đồng thời an toàn cho hệ tiêu hóa. Nên uống kẽm sau bữa sáng – trưa – tối khoảng 2 tiếng đặc biệt người bị đau dạ dày nên uống kẽm ngay trong bữa ăn. Lưu ý, không dùng chung kẽm và sắt với kháng sinh tetracyclin và ciprofloxacin vì đây là thuốc làm giảm hấp thu sắt và kẽm vào cơ thể.
Phụ nữ mang thai và sau sinh là đối tượng rất cần được bổ sung sắt đúng cách. Khi uống các viên bổ sung sắt cho bà bầu, mẹ sau sinh các mẹ cần nhớ uống sắt đúng liều lượng, đúng thời điểm để có thể bổ sung sắt hiệu quả nhất. Khi sắt được bổ sung đúng đủ giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch, giúp thai nhi có thể phát triển được tốt nhất.
Viên sắt và axit folic cho mẹ bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vai trò của sắt và kẽm đối với sức khỏe và giải đáp được băn khoăn uống kẽm có làm giảm hấp thu sắt không. Vitamin và khoáng chất rất cần thiết đối với mọi hoạt động của cơ thể chúng ta do đó cần bổ sung đúng đủ, hợp lí sẽ giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ