Trang chủ » Tụt canxi huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tụt canxi huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

(24/10/2024)

Tụt canxi huyết là căn bệnh dễ gặp phải hiện nay. Giai đoạn đầu bệnh không có biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên nếu chủ quan để bệnh phát triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rate this post

Tụt canxi huyết là gì?

Tụt canxi huyết (hay còn gọi là hạ canxi máu) là tình trạng mức canxi trong máu thấp so với mức bình thường. Lúc này, nồng độ canxi huyết thanh toàn phần nhỏ hơn mức 8,5 mg/dL, trong điều kiện protein huyết tương bình thường, canxi ion hóa ở dưới mức 4,5 mg/dL.

Theo khuyến cao của chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người trưởng thành một ngày cần nạp vào cơ thể 1000mg canxi. Trong đó, 20-40% lượng canxi được ruột hấp thu, 20% canxi được thận hỗ trợ bài tiết ra bên ngoài, 20% canxi được đào thải qua dịch tiêu hóa và phần canxi còn lại được đào thải ra ngoài cùng với phân.

Tụt canxi huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tụt canxi huyết là tình trạng mức canxi trong máu tụt thấp hơn so với bình thường

Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt canxi huyết

Tụt canxi huyết do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh có thể xuất phát từ chế độ sinh hoạt, ăn uống hay do biến chứng của một số bệnh khác. Một số nguyên nhân cơ bản của bệnh gồm có:

  • Lượng canxi cung cấp cho cơ thể không đủ gây hạ canxi máu, ví dụ ở những đối tượng có nhu cầu canxi cao như phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú, thanh thiếu niên, phụ nữ tiền mãn kinh, …
  • Lượng vitamin D bị thiếu hụt cũng là nguyên nhân gây tụt canxi. Ngoài ra, cơ thể không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể, làm cho lượng canxi trong máu bị ảnh hưởng.
  • Các bệnh lý như suy thận cũng ảnh hưởng tới tình trạng hạ canxi trong máu.
  • Sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây ức chế hấp thu canxi, nếu dùng trong thời gian dài có thể gây tụt canxi huyết ở mức cao.
  • Tụt canxi huyết có thể do tình trạng viêm tụy gây ra.
  • Người bệnh có thể bị tụt canxi huyết do sự thay đổi hormone PTH của tuyến cận giáp – hormone có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu.

Những biểu hiện thường gặp khi tụt canxi

Một số biểu hiện của bệnh tụt canxi huyết được chia thành trường hợp cấp tính và mạn tính như sau:

Biểu hiện tụt canxi huyết mạn tính

Tụt canxi huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Làn da và mái tóc khô là một trong những biểu hiện của tình trạng tụt canxi

Tụt canxi huyết mạn tính có thể là hậu quả của việc giảm tiết hormone tuyến cận giáp, bị thiếu hụt vitamin D. Biểu hiện cơ bản của bệnh có thể kể đến:

  • Tóc khô.
  • Da khô.
  • Móng tay, chân giòn dễ gãy.
  • Ảnh hưởng tới men răng, răng dễ sâu, dễ gãy.
  • Mắc các bệnh về cơ tim, suy tim sung huyết (biểu hiện mệt mỏi, nhịp tim không đều, đau ngực, thở nhanh,…).
  • Co giật.
  • Sa sút trí tuệ.
  • Tê bì chân tay, chuột rút

Biểu hiện tụt canxi huyết cấp tính

Tụt canxi huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Suy tim cấp là một trong những biểu hiện của tình trạng tụt canxi huyết cấp tính

Tụt canxi huyết cấp tính gây ra những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng khi nồng độ canxi huyết tương nhỏ hơn 1,9 mmol/l và đây có thể xem là chuyển biến bệnh nặng. Một số biểu hiện sơ bộ của tình trạng tụt canxi huyết cấp tính gồm:

  • Tê quanh miệng, đầu ngón tay, đầu ngón chân.
  • Co giật, có thể bị động kinh.
  • Đau nhức cơ toàn thân, cơ mặt co giật.
  • Co cứng cơ ở lưng và 2 chân.
  • Khó thở, suy tim cấp.
  • Co thắt thanh quản, phế quản.
  • Vọp bẻ, đau cơ.
  • Nuốt khó.
  • Lú lẫn, tâm thần.

Những cách phòng tránh bị tụt canxi huyết

Bệnh tụt canxi huyết có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe, và việc phòng bệnh cần được thực hiện ngay từ sớm. Dưới đây là một số cách phòng tránh tụt canxi huyết bạn cần lưu ý:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh từ lúc mới bắt đầu.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, ngũ cốc, phô mai, rau có màu xanh đậm… nhằm cung cấp lượng canxi tự nhiên dồi dào cho cơ thể.
  • Tập thể dục với các bộ môn như bơi lội, đi bộ cùng một số môn thể thao khác giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Không hút thuốc lá bởi hút thuốc lá làm mất lượng canxi qua nước tiểu.
  • Bổ sung vitamin D qua việc phơi nắng buổi sáng, thời gian trước 9 giờ sáng và sau 15 giờ chiều để bù đắp lượng vitamin D còn thiếu.

Với những đối tượng đang bị thiếu canxi hoặc người có nhu cầu canxi cao: bà bầu, mẹ sau sinh cho con  bú, thanh thiếu niên, phụ nữ tiền mãn kinh, … cần chú ý bổ sung canxi đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên canxi phù hợp. Tuy nhiên, cần lựa chọn viên canxi dễ hấp thu, có thành phần vitamin D, ưu tiên mua viên canxi nào không gây táo bón để đảm bảo hiệu quả hấp thu tối ưu.

Tụt canxi huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viên uống bổ sung canxi và vitamin D nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Bệnh tụt canxi huyết có các biện pháp phòng tránh rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, bạn nên áp dụng các biện pháp trên để ngừa bệnh hiệu quả, lại nâng cao sức khỏe của bản thân. Với trường hợp đang dùng viên canxi, bạn cần lưu ý uống 2 viên canxi cùng lúc được không để sắp xếp thời gian dùng thuốc hợp lý nhằm tăng cường sự hấp thu canxi của cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36