Trang chủ » Túi thai thấp phải làm sao? Chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp

Túi thai thấp phải làm sao? Chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp

(24/03/2021)

Túi thai thấp hay còn thường gọi là bầu bụng dưới là tình trạng bụng bầu to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng. Hiện tượng này có gây nguy hiểm không và mẹ bầu túi thai thấp phải làm sao, hãy cùng tham khảo thông tin được bật mí dưới đây.

5 (100%) 2 votes

Thế nào là túi thai thấp ở mẹ bầu? Túi thai thấp phải làm sao? 

Thế nào là túi thai thấp?

Túi thai thấp phải làm sao? Chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp

Thai nhi trong trường hợp túi thai thấp do nhau thai bám thấp sẽ dễ bị sảy hoặc có nguy cơ sinh thiếu tháng

Túi thai thấp là tình trạng bụng bầu của mẹ bị trễ xuống bụng dưới hơn bình thường. Thông thường, nguyên nhân túi thai thấp là do tư thế của thai nhi hoặc cơ địa của mẹ bầu.  Bình thường túi thai sẽ nằm lệch một bên so với đường giữa tử cung. Tuy nhiên, thai thấp có nghĩa là túi thai sẽ ở đoạn phần dưới thay vì thân tử cung như bình thường. Trong trường hợp của túi thai thấp, khi cổ tử cung mở cũng là lúc sẽ có hiện tượng chảy máu không kiểm soát trước khi thai ra ngoài, khiến mẹ choáng vì mất máu, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, thai nhi trong trường hợp túi thai thấp do nhau thai bám thấp sẽ dễ bị sảy hoặc có nguy cơ sinh thiếu tháng lên đến 40%. Do đó, tại bệnh viện, những trường hợp này cần phải theo dõi đặc biệt, được hẹn kiểm tra thường xuyên và nhập viện trước khi đau chuyển dạ.

Túi thai thấp phải làm sao?

Túi thai thấp phải làm sao? Chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp

Mẹ cần chú trọng dinh dưỡng trong thai kỳ, bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết 

Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán túi thai thấp do nhau thai bám thấp, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Theo thời gian, vị trí nhau thai có thể di chuyển về đúng chỗ. Vì vậy, mẹ nên siêu âm và kiểm tra thường xuyên để xem vị trí túi thai có thay đổi hay không. Ngoài ra, mẹ cũng cần để ý các biểu hiện nhỏ của cơ thể như ra huyết hoặc có cơn gò đế kịp thời đi khám ngay.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng sự tuần hoàn máu của niêm mạc tử cung bị giảm sút là nguyên nhân gây ra túi thai thấp nói chung. Lập luận chỉ ra rằng là khi tuần hoàn dinh dưỡng kém, nhau sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ tình trạng thiếu hụt. Do đó nhau thai sẽ tràn xuống dưới tử cung, thai sẽ làm tổ ở đoạn eo dưới của mẹ. Vì vậy mà mẹ cần chú trọng dinh dưỡng trong thai kỳ, đặc biệt là bổ sung thêm các loại thuốc sắt cho bà bầu chứa sắt và axit folic giúp cơ chế tuần hoàn máu của mẹ được điều hòa.

Chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp

Hạn chế hoạt động thể chất

Túi thai thấp phải làm sao? Chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp

Mẹ bầu không nên leo cầu thang bộ nhiều lần và lao động nặng

Mẹ bầu túi thai nằm thấp cần hạn chế việc đi lại nhiều, chạy nhảy. Mẹ cũng không nên leo cầu thang bộ nhiều lần và lao động nặng. Trong lúc mang thai giai đoạn cuối, mẹ bầu cũng không nên làm bất cứ việc gì quá sức. Tuy nhiên, việc hạn chế hẳn đi bộ mỗi ngày có thể khiến mẹ bầu khó sinh vào cuối thai kỳ. Do vậy, mẹ vẫn cần đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông tốt. Mặt khác, bạn nên tìm hiểu cách phân biệt cơn gò chuyển dạ và cơn gò giả để có kế hoạch chuẩn bị vượt cạn sớm hơn. 

Để ý tư thế ngồi, nghỉ ngơi

Túi thai thấp phải làm sao? Chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp

Mẹ hãy cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi vào một số thời điểm nhất định

Mẹ bầu nên ngồi khoanh chân để khuyến khích đẩy em bé hướng lên trên. Việc ngồi với tư thế đầu gối mở rộng có thể khiến đẩy thai nhi di chuyển xuống khu vực xương chậu, khiến túi thai càng tụt thấp. Nếu công việc yêu cầu mẹ cần ngồi trên ghế trong một thời gian dài, hãy cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi vào một số thời điểm nhất định. Ngoài ra, nên duỗi chân sau thường xuyên mỗi giờ hoặc mỗi 30 phút để tránh tụ máu và phù chân. 

 Tránh các tác động mạnh lên vùng bụng hoặc tử cung

Túi thai thấp phải làm sao? Chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp

Khi bị tác động mạnh, mẹ cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối để chờ sự can thiệp của bác sĩ

Đặc biệt, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ 2 lần/tháng, và tránh quan hệ vợ chồng. Mẹ cũng không nên quá lo lắng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Khi bị tác động mạnh lên vùng bụng, mẹ cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối để chờ sự can thiệp của bác sĩ. Bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm tra nếu có xuất huyết và có kế hoạch lấy thai sớm khi thai có đủ khả năng sống ngoài bụng mẹ.

Khoảng thời gian mang thai đánh dấu nhiều rất nhiều thay đổi của cơ thể mẹ. Một vài tình trạng có thể gây nhầm lẫn và làm mẹ bầu lo lắng, đặc biệt nếu đây là lần mang thai đầu tiên. Hy vọng bài viết đã giải đáp được lo lắng của mẹ bầu về túi thai thấp phải làm sao và những chú ý mẹ cần biết khi túi thai thấp. Mong rằng tình yêu của mẹ sẽ nuôi dưỡng thai nhi chào đời khỏe mạnh. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn