Trang chủ » Trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì?

Trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì?

(20/06/2024)

Trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì để có thể chuẩn bị đầy đủ, tốt nhất, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật đón em bé chào đời? Đồng thời, những xét nghiệm cần làm trước khi sinh mổ cũng giúp phòng ngừa rủi ro trong và sau quá trình phẫu thuật, giảm nguy cơ sản phụ gặp biến chứng hậu sản dẫn tới tai biến nguy hiểm.

Rate this post

Trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì?

Các xét nghiệm thực hiện trước khi sinh mổ giúp xem xét tình hình sức khỏe của bà bầu và là căn cứ để xác định thai phụ có cần thiết phải sinh mổ hay không. Vậy trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì?

Những xét nghiệm bà bầu cần làm trước khi sinh mổ gồm có:

1. Siêu âm vùng chậu

Siêu âm vùng chậu là phương pháp xét nghiệm vùng chậu bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn để đánh giá cấu trúc và các cơ quan trong khung chậu. Siêu âm vùng chậu cung cấp cho bác sĩ các hình ảnh quan sát được bên trong tử cung để có thể đánh giá chính xác tình trạng của thai nhi và được cung cấp đầy đủ thông tin của của em bé như cân nặng, chiều cao, bé đã quay đầu hay chưa,… ngày dự sinh, tim thai, lượng nước ối,… Qua đó đánh giá chính xác tình trạng hiện tại của mẹ bầu và em bé để có thể đưa ra kết luận bà bầu có nên sinh mổ hay không.

Trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì?

Mẹ bầu siêu âm vùng chậu để bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong tử cung và xác định có thể sinh thường hay cần phải sinh mổ

2. Xét nghiệm xác định nhóm máu

Xét nghiệm nhóm máu là xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần thực hiện trước khi sinh mổ để làm căn cứ đánh giá sức khỏe tổng quan của bà bầu. Đồng thời cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng khác như:

  • Xác định nhóm máu, thành phần chính của hồng cầu
  • Xác định mức độ của huyết sắc tố Hemoglobin trong hồng cầu
  • Chẩn đoán mức độ rối loạn và diễn tiến bệnh đông máu của bà bầu

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ chuẩn bị những trang thiết bị y tế, thuốc và máu truyền trong quá trình sinh mổ (nếu cần) cho bà mẹ nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho sản phụ trong và sau khi sinh mổ.

3. Xét nghiệm đông máu

Xét nghiệm đông máu giúp chẩn đoán sớm và chính xác mức độ rối loạn đông máu và sự tiến triển bệnh của bà bầu để bác sĩ có sự chuẩn bị tốt hơn cho ca phẫu thuật. Nếu chỉ số xét nghiệm đông máu không đạt chuẩn bà bầu có thể gặp một số rủi ro trong ca phẫu thuật lấy thai.

4. Xét nghiệm xác định bà bầu có mắc bệnh truyền nhiễm hay không

Các xét nghiệm bệnh truyền nhiễm cần thực hiện gồm viêm gan B, giang mai, HIV. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm là xét nghiệm quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh tình của mẹ. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ xây dựng phương án chăm sóc và điều trị sớm cho bé để bảo vệ an toàn cho sức khỏe thai nhi, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, xét nghiệm bệnh truyền nhiễm cho bà bầu còn có tác dụng giúp người thân chủ động phòng tránh giảm nguy cơ lây nhiễm hoặc nhanh chóng điều trị bệnh nếu chẳng may đã bị lây nhiễm.

Trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì?

Mẹ bầu làm xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm trước khi sinh mổ để bác sĩ có phương án bảo vệ an toàn cho bé và chăm sóc sức khỏe bà mẹ tốt hơn

5. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu đơn giản, rất nhanh có kết quả, mẹ bầu chú ý uống nhiều nước trước khi chính thức tiến hành lấy nước tiểu để làm mẫu xét nghiệm. Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm quan trọng, bà bầu bắt buộc thực hiện trước khi sinh mổ nhằm xác định:

  • Tình trạng mất nước khi mang thai
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tiền sản giật

6. Xét nghiệm glucose (xét nghiệm đường huyết)

Xét nghiệm glucose là xét nghiệm nhằm xác định chỉ số đường huyết thai kỳ của bà bầu. Nếu chỉ số đường huyết của bà bầu quá cao và được xác định mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì quá trình sinh mổ có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng vết mổ, băng huyết,… Khi đó bác sĩ cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ các phương án nhằm đảo bảo an toàn tốt nhất cho sản phụ trong và sau ca phẫu thuật.

Trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì?

Xét nghiệm glucose để xác định bà bầu có bị tiểu đường thai kỳ không nhằm chủ động phương án đảm bảo an toàn

Một số điều bà bầu sinh mổ cần biết

Mẹ bầu chỉ nên lựa chọn phương án sinh mổ khi có chỉ định của bác sĩ, thường là do mẹ bầu hoặc thai nhi mắc bệnh lý trong thai kỳ và những bà mẹ đã từng thực hiện sinh mổ trước đó. Mặc dù sinh mổ giúp sản phụ sinh con nhanh chóng và không phải chịu đựng những cơn đau trong quá trình sinh nở. Nhưng quá trình hậu sản lại tăng nguy cơ rủi ro dẫn đến tai biến do sản phụ bị mất nhiều máu hơn, phải uống nhiều loại thuốc hơn, thời gian hồi phục hậu sản kéo dài hơn. Đồng thời, trẻ chào đời bằng phương pháp sinh mổ cũng thường bị vàng da, gặp các vấn đề hô hấp, bị nhiễm trùng,… hơn so với các bé sinh thường.

Các vấn đề sức khỏe sản phụ sinh mổ thường gặp gồm có:

  • Tác dụng phụ của thuốc gây mê: Mệt mỏi, đau đầu, hạ huyết áp,…
  • Băng huyết
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Nhiễm trùng máu

Để rút ngắn quá trình phục hồi sau khi sinh mổ, tránh làm vết mổ bị chảy dịch, nhiễm trùng – sản phụ cần:

  • Vận động nhẹ nhàng sau sinh mổ 24h để tránh bị dính ruột, bí tiểu. Đồng thời kích thích tử cung co bóp, đẩy hết nước ối, nhau thai, sản dịch ra ngoài nhằm hạn chế tình trạng ứ sản dịch. Đi lại nhẹ nhàng cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng khả năng đề kháng và miễn dịch cho mẹ sau sinh.
  • Xây dựng thực đơn các bữa chính, bữa phụ, bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất theo tỉ lệ tiêu chuẩn, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ sơ sinh bú mẹ.
  • Dùng cồn sát khuẩn khi vệ sinh để thay băng gạc mỗi ngày.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không làm vết mổ bị cọ sát, bó chặt.
  • Giữ cho vùng xung quanh vết mổ luôn thông thoáng.
  • Tháo chỉ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Đi khám ngay khi thấy vết mộ bị chảy dịch, bị đau, sốt hoặc có hiện tượng bất thường
  • Không quan hệ tình dục, tập thể dục và áp dụng các chế độ giảm cân quá sớm (trước 6 – 8 tuần đầu sau sinh)
  • Thư giãn cơ thể và tinh thần, nghỉ ngơi đầy đủ tránh mệt mỏi, căng thẳng, stress, trầm cảm sau sinh,…

Viên sắt và axit folic cho mẹ sau sinh - hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Viên sắt cho mẹ bầu, mẹ sau sinh – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

  • Bổ sung sắt cho mẹ sau sinh bằng thực phẩm và viên sắt nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho mẹ sau sinh, ngăn ngừa tai biến hậu sản làm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng phục hồi của sản phụ.

Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước khi sinh mổ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp giảm thiểu rủi ro cho sản phụ trong quá trình sinh mổ và hồi phục hậu sản. Bên cạnh tìm hiểu trước khi sinh mổ cần làm xét nghiệm gì, bà bầu cũng cần chú ý uống viên sắt trong suốt thời gian mang thai và 6 tháng sau sinh để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt – nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ biến chứng thai sản cho bà mẹ và em bé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36