Trang chủ » Trước khi mang thai nên tiêm phòng gì để có thai kì khỏe mạnh?

Trước khi mang thai nên tiêm phòng gì để có thai kì khỏe mạnh?

(23/07/2022)

Trước khi mang thai nên tiêm phòng gì để bảo vệ cho cả mẹ và bé chưa? Dưới đây là những mũi tiêm quan trọng mẹ nên thực hiện đầy đủ ngay từ khi chuẩn bị mang thai.

Rate this post

Tác dụng của tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé khi không may tiếp xúc các loại vi khuẩn virus này. Việc này không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn cung cấp cho trẻ một lượng kháng thể ngắn hạn để bảo vệ bé trước khi bé đủ tuổi tiêm chủng. Các mẹ cần tìm hiểu trước khi mang thai nên tiêm phòng gì và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin để chuẩn bị tiêm.

Không có quy định nào bắt buộc phải tiêm phòng trước khi có thai. Vậy có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Nếu không tiêm phòng, mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, khi mắc bệnh sẽ nặng và nhiều nguy hiểm hơn với bé: bé sinh ra có nguy cơ bị lây bệnh từ mẹ hoặc dị tật bẩm sinh. Thậm chí mẹ có thể bị sảy thai, sinh non.

Nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm phòng, thì việc tiêm phòng trước khi mang thai rất an toàn. Vì thế, trước khi có quyết định mang thai, các mẹ nên có kế hoạch tiêm phòng đầy đủ, tốt nhất là 3 tháng trước khi có bé.

Trước khi mang thai nên tiêm phòng gì để có thai kì khỏe mạnh?

Tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp bảo vệ cả mẹ và bé

Trước khi mang thai nên tiêm phòng gì?

Vắc xin cúm

Cúm là bệnh về đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng căn bệnh này.

Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ CDC cùng với Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến nghị, phụ nữ mang thai vẫn cần tiêm vắc xin phòng cúm để bảo vệ cả mẹ và con. Các mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng.

Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella

Sởi, quai bị và rubella đều là những căn bệnh rất dễ bị lây nhiễm thông qua đường hô hấp. Hiện nay đã có vắc xin kết hợp để phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh này.

Thời gian tiêm phòng mũi vắc xin này được khuyến cáo là trước khi mang thai 3 tháng. Như vậy vừa giúp cơ thể của mẹ có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mũi tiêm này chỉ được tiêm trước khi mang thai. Nếu mẹ đã mang thai khi mới tiêm phòng trong khoảng thời gian chưa đến 1 tháng, thì mẹ cần đi khám để được tư vấn biện pháp chăm sóc, theo dõi thai kì phù hợp.

Vắc xin thủy đậu

Trước khi mang thai nên tiêm phòng gì để có thai kì khỏe mạnh?

Tiêm phòng sớm để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé

Nếu mẹ đang mang thai tuần thứ 8 – 20 bị thủy đậu thì bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao. Hoặc nếu mẹ bị thủy đậu trước hoặc sau khi sinh thì bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh. Do vậy, đối với các mẹ chuẩn bị mang thai thì tiêm phòng thủy đậu là một điều cần thiết.

Đối với mũi tiêm vắc xin ngừa thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo các mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai là 3 tháng. Vắc xin thủy đậu cũng không được tiêm khi mẹ đã mang thai.

Viêm gan B

Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai được chia làm 3 mũi. Hai mũi đầu tiên  cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch ban đầu. Mũi cuối cùng sẽ được tiêm cách mũi đầu 6 tháng.

Cũng giống các mũi tiềm phòng khác, mẹ nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Những mũi tiêm còn lại mẹ có thể tiêm trong khi đang mang thai.

Vắc xin HPV

Đối với các mẹ đang trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt là các mẹ chưa từng mang thai thì nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Virus HPV không chỉ gây nên bệnh ở mẹ, mà còn có thể di truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây bệnh đa bướu gai đường hô hấp. Vì vậy, mẹ nên tiêm vắc xin HPV để bảo vệ bản thân và bé yêu.

Vắc xin HPV gồm 3 mũi. Vắc xin có hiệu quả kéo dài đến 30 năm. Nếu mẹ đang trong quá trình tiêm vắc xin phòng HPV mà có thai thì cần dừng tiêm. Sau khi sinh xong, mẹ mới nên tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất ba mũi tiêm HPV không được quá 2 năm.

Mẹ nên làm gì sau khi tiêm phòng trước khi mang thai?

Thông thường, các mẹ sẽ có hiện tượng bị sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi sau khi tiêm phòng. Đây là những phản ứng hoàn toàn bình thường, tuy nhiên các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng:

  • Chườm khăn, lau người bằng khăn ấm để giảm bớt cơn sốt.
  • Nên bổ sung rau xanh và trái cây vào thực đơn để cung cấp chất xơ và vitamin cho mẹ.
  • Mẹ nên bổ sung các loại vitamin, sắt acid folic, DHA,… cho mẹ bầu và phụ nữ đang mang thai.
  • Nếu thời gian sốt kéo dài cùng với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Trước khi mang thai nên tiêm phòng gì để có thai kì khỏe mạnh?

Bổ sung sắt và axit folic trước khi mang thai 1-3 tháng

Tiêm phòng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là cách để bảo vệ mẹ và bé, giúp con có sức đề kháng tốt sau khi chào đời. Bên cạnh việc tiêm phòng đầy đủ, mẹ nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục và bổ sung thêm các dưỡng chất khác để có cơ thể khỏe mạnh chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu có thắc mắc có thể  dùng các sản phẩm vitamin, canxi trong quá trình tiêm phòng hay không. Hoặc sắt nên uống sáng hay tối để đạt hiệu quả tốt nhất thì mẹ nên hỏi lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc các mẹ sớm có bé yêu và một thai kì khỏe mạnh nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn