(25/11/2021)
Nhau thai là một bộ phận đặc biệt quan trọng, có nhiệm vụ truyền dưỡng chất từ mẹ cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Trong thai kì, rau bám có thay đổi vị trí không? Tìm hiểu về vị trí bám của nhau thai trong các giai đoạn của thai kỳ.
Nhau thai là bộ phận chỉ được hình thành khi phụ nữ mang thai, nằm bên trong tử cung, làm nhiệm vụ cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Nhau thai có thể tự gắn vào những vị trí sau đây:
Trong thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi và sự lớn lên của tử cung, bánh nhau cũng phát triển và dịch chuyển vị trí. Bánh nhau có thể bám thấp trong những giai đoạn đầu của thai kỳ và dần được dịch chuyển về vị trí bình thường vào những giai đoạn tiếp theo. Thông thường bánh nhau bám mặt trước sẽ có tốc độ di chuyển vị trí nhanh hơn so với nhau thai bám mặt sau. Theo khảo sát tỉ lệ nhau tiền đạo lúc thai 11 – 14 tuần là 42%, 20 – 24 tuần là 3.9%, 37 – 40 tuần là 1.9%. Nguy cơ bà bầu bị nhau tiền đạo khi đủ ngày là rất thấp nếu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 2 nhau thai vượt qua lỗ tử cung < 10mm.
Một trong những phương pháp hạn chế nguy cơ bà bầu có các vị trí nhau thai bám bất thường là bổ sung đầy đủ sắt và axit folic cho bà bầu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Thiếu máu khi mang thai là nguyên nhân của rất nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, nhiều trường hợp biến chứng nguy hiểm còn gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi.
Bổ sung đầy đủ sắt và axit folic thông qua thuốc sắt cho bà bầu ngay từ đầu thai kì
Siêu âm ngả am đạo (siêu âm đầu dò) được khuyến cáo sử dụng trong mọi giai đoạn của thai kỳ, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bánh nhau mà không gây ra nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Khi nghi ngờ bánh nhau bám thấp ở tuần thứ 16 sẽ cần được theo dõi và siêu âm, đánh giá lại vị trí của bánh nhau ở tuần 26, 32 và 36.
Nhau tiền đạo được chẩn đoán vào sau tuần 35 của thai kỳ, các bánh nhau che phủ lỗ bên trong tử cung hoặc mép của bánh nhau cách lỗ trong cổ tử cung dưới 10mm thì mẹ cần được lên kế hoạch mổ lấy thai vào tuần 36 – 38 của thai kỳ.
Mẹ bầu bị nhau tiền đạo có thể gặp những rủi ro sau:
Nhau thai bám bất thường có thể khiến mẹ bầu và thai nhi gặp nguy hiểm tính mạng trong quá trình sinh nở
Một số vị trí bánh nhau cần lưu ý vì có thể gây ra nguy hiểm cho thai kỳ. Cụ thể gồm có:
1. Bánh nhau bám thấp
Vị trí: Bánh nhau nằm phía dưới của tử cung
Nguyên nhân: Tử cung của mẹ bầu dị dạng hoặc mẹ từng có tiền sử nạo hút thai
Nguy cơ:
Xử lý: Nên được nhập viện sớm để theo dõi hoặc sinh mổ
Nhau thai bám thấp là tình trạng bánh nhau nằm phía dưới của tử cung
2. Bánh nhau cài răng lược
Vị trí: Bánh nhau ăn sâu vào tử cung nên không thể bong tróc sau sinh
Nguyên nhân: Chưa được xác định rõ, được phỏng đoán là có liên quan đến nhau tiền đạo (5 – 10%) hoặc do lần trước sinh mổ (cao 4 – 5 lần so với người bình thường).
Nguy cơ:
3. Nhau tiền đạo
Vị trí: Bánh nhau nằm ngay ở cổ tử cung, chắn lối ra của thai nhi. Tỉ lệ bà bầu bị nhau tiền đạo chiếm khoảng 3,5 – 4,6/1.000 ca.
Nguyên nhân: Hiện nay y học chưa xác định nguyên nhân bà bầu bị nhau tiền đạo, một số yếu tố nguy cơ được nhắc tới là: Người có tiền sử bị nhau tiền đạo, tử cung có sẹo mổ, đặc biệt là ở bà bầu từng mổ lấy thai, người mang đa thai, người từng nạo hút thai, bà bầu hút thuốc lá – sử dụng chất kích thích,…
Nhau tiền đạo khiến sản phụ và thai nhi nguy hiểm tính mạng khi vượt cạn vì bánh nhau nằm ngay ở cổ tử cung, chắn lối ra của thai nhi
Nguy cơ:
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu rau bám có thay đổi vị trí không. Để hạn chế nguy cơ vị trí nhau thai bám bất thường bà bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không sử dụng chất kích thích, áp dụng phương pháp sinh thường nếu có thể và không nạo hút thai. Khi bị nhau thai bám bất thường mẹ cần khám thai định kỳ đầy đủ để theo dõi quá trình di chuyển của bánh nhau để có thể ccan thiệp, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thẻ xảy ra.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ