Trang chủ » Mẹ cần biết: Trầm cảm sau sinh phải làm sao?

Mẹ cần biết: Trầm cảm sau sinh phải làm sao?

(08/03/2017)

Những ngày gần đây thông tin về trường hợp bệnh viện Tâm thần Trung ương I tiếp nhận ca bệnh nhân nữ nhập viện trong tình trạng trầm cảm nặng sau sinh, cân nặng giảm từ 57kg xuống còn 24kg đã gây xôn xao dư luận. Nhiều mẹ chắc hẳn chưa biết rõ tại sao trầm cảm sau sinh lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy.

5 (100%) 2 votes

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Có khoảng hơn 80% bà mẹ mắc hội chứng “baby blues”, là hội chứng mẹ có biểu hiện khóc lóc, ủ rũ, thường xuất hiện 3-4 ngày sau khi sinh. Đây là khi hormone thai kỳ đang giảm xuống khiến mẹ có cảm giác mệt lử, không thể ngủ, cảm thấy lo lắng.

tram cam sau sinh 1

Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện 3 – 4 ngày sau khi sinh

Thông thường hội chứng sẽ mất đi sau 2 tuần mẹ sinh em bé, nhưng nếu kéo dài thì chắc chắn mẹ đã mắc phải bệnh trầm cảm sau sinh. Sau khi sinh, cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn cả về sức khỏe, cả về tâm và sinh lý.

Mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, hay buồn, lo sợ con mình sẽ bị hại và tự nghĩ mình là người xấu. Trầm cảm sau sinh có ở ba trạng thái, trầm cảm nhẹ, vừa hoặc nặng. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ nhanh kết thúc và ngược lại, nếu gia đình không quan tâm đến mẹ sau khi sinh, đặc biệt là với các mẹ có những triệu chứng kể trên thì hậu quả sẽ khôn lường.

2. Biểu hiện của bệnh trầm cảm kéo dài bao lâu?

Theo TS.Tô Thanh Phương, Phó giám đốc Bệnh viên Tâm thần Trung ương I, dấu hiệu mẹ bị trầm cảm sau sinh rất dễ nhận biết. Mẹ sẽ không tươi tỉnh, hay buồn rầu, chản nản và tình trạng này kéo dài trên 2 tuần.

Biều hiện của bệnh trầm cảm sau sinh

Biều hiện của bệnh trầm cảm sau sinh

Bên cạnh đấy, những người mắc chứng trầm cảm sau sinh sẽ giảm nhiệt tình, hứng thú, không có đam mê với những sở thích trước kia. Bao giờ mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt vào buổi sáng ngay cả khi làm những việc đơn giản, nhỏ nhẹ.

Các triệu chứng khác cũng thể hiện trầm cảm sau sinh như mẹ cảm thấy bi quan, tự ti, chán nản về tương lai, không muốn ăn, chán ăn, ngủ không đủ giấc, bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, nghiêm trọng hơn là có ý nghĩ và hành vi tự sát.

3. Nguyên nhân stress, trầm cảm sau sinh

Thay đổi về ngoại hình, công việc, những yếu tố tác động xung quanh mẹ đều có thể trở thành nguyên nhân khiến mẹ dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Những nguyên nhân thường gặp được kể đến như:

Thay đổi về nội tiết:

Sau khi sinh, lượng estrogen và progestrogen bị giảm đột ngột đi kèm với việc hormones tuyến giáp bị giảm. Bên cạnh đấy, quá trình sinh con khiến thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa trong cơ thể mẹ thay đổi gây nên cảm gây nên cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.

Mâu thuẫn gia đình, lo lắng từ phía mẹ

Mâu thuẫn từ việc chăm sóc bé, căng thẳng về vấn đề tài chính, sự thờ ơ, thiếu giúp đỡ của người thân là những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng xấu đến tâm lý của mẹ. Giai đoạn nuôi con, đặc biệt là với những bà mẹ sinh con đầu lòng sẽ có nhiều lo lắng, đặc biệt là mối nghi ngại liệu bản thân có chăm sóc được con hay không cũng khiến mẹ rơi vào trầm cảm, mất hứng thú sống và không kiểm soát được cuộc sống của bản thân.

Yếu tố di truyền, yếu tố lặp lại

Nếu trong gia đình mẹ có người thân bị trầm cảm thì nguy cơ trầm cảm sau sinh của chính bản thân người phụ nữ ấy rất cao. Ngoài ra, nếu mẹ đã từng bị trầm cảm sau sinh từ lần sinh con trước, thì có đến 50% nguy cơ lặp lại ở kì sinh nở lần tiếp theo. Mẹ có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ thì nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%. Trong quá trình mang thai mẹ ngưng dừng thuốc trầm cảm thì có đến 68% nguy cơ mẹ sẽ trầm cảm sau sinh, và nguy cơ sẽ là 25% đối với những mẹ tiếp tục dùng thuốc.

Những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước

Là những vấn đề như mẹ bị ốm trong quá trình mang thai, hai vợ chồng hiếm muộn, thất nghiệp, gặp khó khăn khi sinh con, đẻ non. Còn những vấn đề khó nói như thai kỳ không mong muốn, giới tính thai nhi, trước đấy vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn với mẹ chồng đều là những nguyên nhân khiến mẹ căng thẳng, ức chế dẫn đến trầm cảm.

Thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ

Sau khi sinh, mẹ tập trung chăm sóc con nên nhiều người còn không có thời gian dành cho bản thân. Con quấy khóc khiến mẹ ngủ không đủ giấc, thời gian dành cho ăn cũng không có khiến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Chính những điều này góp phần khiến mẹ cảm thấy bực bội, mệt mỏi và căng thẳng.

4. Trầm cảm sau sinh – những ảnh hưởng khiến bạn phải giật mình 

Trầm cảm ở mẹ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân mẹ, đến những người thân xung quanh và đặc biệt là em bé. Trầm cảm khiến mẹ bị sụt cân, suy dinh dưỡng, tinh thần không ổn định, suy nhược thần kinh, hoang tưởng dễ dẫn đến những hành vi nguy hiểm. Có đến 41.2% người có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử khi bị trầm cảm sau sinh.

tram cam sau sinh 4

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn ảnh hưởng tới em bé

Chính việc trầm cảm của mẹ cũng khiến những người thân xung quanh gặp rắc rối, đặc biệt là với em bé. Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến sợi dây tình cảm giữa mẹ và bé. Ảnh hưởng đến hành vi của bé sau này như bé dễ kích động, tăng hoạt động. Ngoài ra, mẹ trầm cảm sau sinh khiến bé bị chậm trong việc phát triển nhận thức, gặp khó khăn trong những mối quan hệ xã hội, cách cư xử bất thường, bé cũng gặp những vấn đề về cảm xúc như tự ti, dễ lo âu, sợ hãi và có nguy cơ bị trầm cảm cao.

5. Cách chữa trị trầm cảm sau sinh

Điều trị trầm cảm sau sinh cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormone và uống thuốc chống trầm cảm. Điều trị chỉ hiệu quả khi có sự phối hợp của người thân xung quanh bệnh nhân.

Khi mẹ có biểu hiện trầm cảm sau sinh cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt 

Khi mẹ có dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh, mẹ cần được đưa đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Sau 6 tháng có dấu hiệu trầm cảm, nếu mẹ không được thăm khám thì bệnh sẽ chuyển biến nghiêm trọng, khó khăn trong việc chữa trị.

Mẹ sẽ được bác sĩ kê đơn dùng thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm, những loại thuốc an toàn khi cho con bú. Mẹ nhớ phải thực hiện đúng lộ trình điều trị và duy trì chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Gia đình cần động viên, quan tâm thăm hỏi và cùng tham gia chăm sóc em bé giúp mẹ, tạo không khí thoải mái để mẹ không cảm thấy bí bách. Gia đình cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia trị liệu hội chứng trầm cảm sau sinh.

Bản thân mẹ cũng cần tin tưởng về tình trạng sức khỏe của mình, kiên nhẫn, thư giãn và tránh những suy nghĩ tiêu cực. Mẹ nên nhớ phải nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và quan trọng nhất là tạo cho bản thân tư tưởng thoải mái, chia sẻ phiền muộn với chồng hoặc người thân nhiều hơn để nhanh chóng vượt qua bệnh trầm cảm, sớm trở về cuộc sống bình thường để tận hưởng hạnh phúc được làm mẹ.

Tổng hợp: Huyền Trang
CHELA FERR FORTE

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn