Trang chủ » Tình trạng chuột rút khi mang thai là như thế nào?

Tình trạng chuột rút khi mang thai là như thế nào?

(07/12/2021)

Chuột rút khi mang thai thường bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ và kết thúc sau sinh nở. Tình trạng chuột rút khi mang thai là như thế nào? Tìm hiểu nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết bà bầu bị chuột rút.

5 (100%) 5 votes

Tình trạng chuột rút khi mang thai là như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng chuột rút khi mang thai thường không nguy hiểm đối với sức khỏe thai kỳ, bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 4 và tự động kết thúc sau khi bà bầu sinh nở. vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Có dấu hiệu nhận biết nào cho bà bầu bị chuột rút hay không? Câu trả lời có trong nội dung tiếp theo của bài viết.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân bà bầu bị chuột rút. Một số chuyên gia thống kê lại và cho rằng có những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai như sau:

  • Cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề do kích thước thai nhi và cân nặng của chính bà bầu tăng lên gây quá tải cho cơ bắp ở chân.
  • Tử cung lớn chèn vào tĩnh mạch, máu không được vận chuyển đều đặn về tim và bị ứ trệ tại các chi bên dưới gây ra tình trạng co cơ.
  • Kích thước tử cung tăng lên khiến tĩnh mạch và các dây thần kinh từ tủy sống xuống chân bị chèn ép tạo cảm giác nặng nề, khó chịu.
  • Bà bầu bị mất nước và rối loạn điện giải, thiếu khoáng chất do chế độ ăn uống nghèo nàn.
  • Bà bầu thiếu canxi do không uống viên canxi từ tháng thứ 4 của thai kỳ, không cung cấp đủ nhu cầu mỗi ngày một tăng của bà bầu và thai nhi.
  • Giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc thay đổi tư thế quá đột ngột.

Tình trạng chuột rút khi mang thai là như thế nào?

Bà bầu thiếu canxi có thể gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai

Dấu hiệu chuột rút khi mang thai là như thế nào?

Thông thường bà bầu hay bị chuột rút vào thời điểm bắt đầu vào giấc ngủ, các dấu hiệu nhận biết tình trạng chuột rút khi mang thai gồm có:

  • Chuột rút thường bắt đầu từ tháng thứ 3, chủ yếu vào ban đêm và trước khi đi ngủ. Các cơn đau xuất hiện nhiều dần, về cuối thai kỳ mức độ đau sẽ cao hơn và xuất hiện cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Các vị trí thường bị chuột rút bao gồm bụng, đùi, bắp chân, bàn chân. Trong đó vị trí bị chuột rút phổ biến nhất là bắp chân và thường không gây nguy hiểm. Riêng đối với bà bầu bị chuột rút ở bụng thì mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vì có thể dẫn tới sảy thai do các cơn co tử cung hình thành
  • Cùng với các cơn đau đột ngột mẹ bầu cũng có thể sờ thấy các khối mô bị cứng dưới da.
  • Mẹ bầu bị chuột rút kèm chảy máu âm đạo, đau mạnh ở đỉnh vai hoặc bụng, sốt kèm đau dữ dội cần được đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tình trạng chuột rút khi mang thai là như thế nào?

Mẹ bầu hay bị chuột rút vào ban đêm và trước khi đi ngủ

Cách phòng tránh tình trạng chuột rút khi mang thai

Để giảm tình trạng bị chuột rút khi mang thai bà bầu cần bổ sung đủ canxi, thay đổi chế độ ăn uống và ngủ, nghỉ hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Đi bộ, thực hiện các bài tập phù hợp cho bà bầu như bơi lội, đạp xe, tập các động tác yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai.
  • Không giữ nguyên một tư thế quá lâu, không gối quá cao khi ngủ, có thể sử dụng gối bà bầu để tăng cảm giác thoải mái.
  • Ngâm chân với nước muối gừng ấm vào mỗi buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vừa giảm nguy cơ chuột rút lại có thể giúp bà bầu có giấc ngủ ngon.
  • Chú ý ăn các thực phẩm giàu kali, natri, magie, canxi (thịt, cá, trứng, rau củ quả, trái cây sấy,…)
  • Uống viên canxi cho bà bầu từ tháng thứ 4 trở đi theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Uống đủ nước (khoảng 2.0 – 2.5l/ngày) để không bị mất nước và rói loạn điện giải.
  • Nghỉ ngơi khoảng 8h/ngày, làm việc nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái. Thực hiện các động tác massage chân, tay, thân thể, không xoa bụng vì xo bụng kích thích xuất hiện cơn co tử cung có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non.
  • Tắm bằng nước ấm.
  • Đi khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đau và sưng chân, xung quanh chỗ bị chuột rút có giảm giác nóng, tránh nguy cơ bị đông máu, chuột rút ở bụng có nguy cơ gây sảy thai.

Tình trạng chuột rút khi mang thai là như thế nào?

Mẹ bầu cần bổ sung canxi đầy đủ, nhất là từ tháng thứ 4 của thai kì

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chuột rút khi mang thai là như thế nào và cách làm giảm hiện tượng chuột rút gây khó chịu ở bà bầu. Thông thường chuột rút không gây nguy hiểm nhưng hay xảy ra vào ban đêm khiến mẹ bầu bị đau đớn, khó ngủ, có thể khiến sức khỏe bị giảm sút. Tuy nhiên mẹ bầu không nên quá lo lắng, luôn giữ tinh thần thoải mái cũng là cách để làm giảm chuột rút hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn