Trang chủ » Tìm hiểu về tình trạng huyết sắc tố thấp ở trẻ em

Tìm hiểu về tình trạng huyết sắc tố thấp ở trẻ em

(17/10/2022)

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị huyết sắc tố thấp do chế độ chăm sóc chưa đảm bảo. Để hiểu rõ hơn về tình trạng huyết sắc tố thấp ở trẻ em chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như những tác động đối với sự phát triển của trẻ.

Rate this post

Huyết sắc tố thấp ở trẻ em là gì?

Huyết sắc tố hay còn gọi là hemoglobin là một protein có chứa sắt nằm trong tế bào hồng cầu. Chức năng chính của hemoglobin là vận chuyển oxy tới các mô để nuôi cơ thể. Lượng hemoglobin hay khối lượng hồng cầu dưới giới hạn bình thường sẽ được đánh giá là huyết sắc tố thấp.

Tìm hiểu về tình trạng huyết sắc tố thấp ở trẻ em

Huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em

Những mức độ huyết sắc tố thấp ở trẻ em bao gồm:

  • Khi huyết sắc tố HgB>10g/dl trẻ sẽ được đánh giá là thiếu máu nhẹ. Trường hợp này chưa cần can thiệp truyền máu
  • Nếu chỉ số huyết sắc tố HgB từ 8-10g/dl trẻ sẽ được đánh giá thiếu máu vừa. Trường hợp này bé sẽ cần theo dõi và cân nhắc nhu cầu truyền máu
  • Nếu chỉ số huyết sắc tố HgB từ 6-8g/dl trẻ sẽ được chẩn đoán là thiếu máu nặng, lúc này con cần được truyền máu ngay lập tức
  • Nếu chỉ số huyết sắc tố <6g/dl trẻ sẽ cần truyền máu để cấp cứu nhằm bảo toàn tính mạng

Huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em. Thiếu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào ở trẻ. Các nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu rất đa dạng, trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Trẻ sơ sinh, sinh non thiếu sắt từ giai đoạn bào thai.
  • Trẻ lớn hơn có chế độ ăn thiếu chất hoặc trẻ biếng ăn, kén ăn làm cơ thể thiếu hụt các chất cần để tạo hồng cầu như sắt, axit folic, vitamin B12,…
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh lý mãn tính làm tủy xương sản sinh hồng cầu ít hơn bình thường.
  • Trẻ bị mất máu, xuất huyết do chấn thương, xuất huyết tiêu hóa do các bệnh nhiễm trùng như lỵ, viêm ruột hoại tử, sốt xuất huyết Dengue, nhiễm giun sán,..

Những biểu hiện trẻ bị huyết sắc tố thấp

Huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em

Trẻ bị huyết sắc tố thấp luôn mệt mỏi, chậm phát triển thể chất 

Trẻ em bị huyết sắc tố thấp không phải là tình trạng hiếm gặp. Bố mẹ nên chú ý quan sát những biểu hiện của con yêu để giúp phát hiện kịp thời tình trạng này. Những biểu hiện của trẻ bị huyết sắc tố thấp dẫn đến thiếu máu phải kể đến như:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt, môi, mắt và dưới ngón tay đóng màng
  • Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ
  • Bé cáu gắt, khó chịu, không hoạt bát
  • Bỏ ti sữa mẹ, khó thở và hụt hơi
  • Tim thường xuyên đập nhanh
  • Chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu thấp hơn so với trẻ bình thường
  • Nếu bệnh lý ở giai đoạn nặng, chân tay trẻ sơ sinh có thể bị sưng

Phải làm gì để cải thiện tình trạng huyết sắc tố thấp ở trẻ?

Cải thiện huyết sắc tố thấp cho bé là vấn đề được rất chiều bậc cha mẹ đang tìm kiếm. Vậy phải làm gì để ổn định huyết sắc tố cho trẻ? Quan trọng nhất lúc này là bổ sung sắt và các thành phần tạo máu khác cho cơ thể.

Bổ sung sắt cho trẻ mỗi ngày

  • Đối với trẻ sơ sinh 

Bổ sung sắt cho mẹ sau sinh

Viên sắt cho mẹ bầu, mẹ sau sinh cho con bú, người cần bổ sung sắt – hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt

Những trẻ sơ sinh, trẻ sinh non nếu bị chẩn đoán huyết sắc tố thấp cần được bổ sung kịp thời theo phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, nếu bú mẹ, mẹ cần bổ sung sắt đầy đủ từ chế độ ăn và viên uống để tăng hàm lượng sắt trong sữa mẹ cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý bổ sung sắt cho bà bầu đầy đủ ngay từ trong thai kì, đặc biệt là trong 3 tháng cuối – thời điểm thai nhi tích trữ sắt cho giai đoạn sơ sinh.

  • Đối với trẻ lớn hơn

Huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em

Trẻ lớn hơn có thể bổ sung sắt qua bữa ăn hằng ngày

Đối với những trẻ lớn hơn đã ăn thêm được nhiều loại thức ăn khác ngoài sữa thì bổ sung sắt có thể kết hợp bằng nhiều cách. Trong bữa ăn hằng ngày, cho trẻ ăn thêm thịt bò, trứng gà, cá hồi, rau lá xanh, quả mận, sung… để bổ sung sắt dồi dào cho cơ thể.

Bên cạnh đó, khi bị thiếu máu thiếu sắt dẫn đến huyết sắc tố thấp, mẹ cũng có thể kết hợp chế độ ăn với việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt (dạng viên hoặc dạng nước tùy độ tuổi của bé) để đáp ứng nhu cầu sắt cho cơ thể, giúp tăng huyết sắc tố. Các mẹ cần lựa chọn sản phẩm sắt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần hợp lí, chất lượng được kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn.

Bổ sung vitamin C cho trẻ

Huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em

Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp tăng cường hấp thu sắt

Vitamin C là loại vitamin thúc đẩy sự hấp thu của sắt vào cơ thể. Sắt sẽ không thể hấp thu hiệu quả nếu không có sự có mặt của vitamin C. Do vậy, song song với bổ sung sắt thì mẹ đừng quên bổ sung vitamin C cho bé nhé.

Bổ sung vitamin C cho bé bằng cách mẹ bổ sung vitamin C rồi cho con ti hoặc trẻ lớn hơn có thể ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C như họ nhà cam quýt, kiwi, nho, táo, ớt chuông…

Cho trẻ vận động phù hợp

Huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em

Vận động phù hợp giúp trẻ tăng cường hấp thu các chất hiệu quả

Bên cạnh bổ sung các dưỡng chất thì nghỉ ngơi sinh hoạt cũng góp phần quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Hoạt động thể chất được rèn luyện và giáo dục phù hợp sẽ mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích:

  • Tăng cường trao đổi chất, giúp hấp thu các chất tốt hơn đặc biệt là sắt.
  • Phát triển xương, các nhóm cơ, tim phổi… giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư…
  • Rèn luyện khả năng phối hợp, thăng bằng, nâng cao kỹ năng tập trung và linh hoạt
  • Giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự tin
  • Giúp trẻ thư giãn, cân bằng năng lượng và ngủ ngon hơn

Huyết sắc tố thấp là tình trạng thường gặp và có thể cải thiện được. Các bậc cha mẹ cần chú ý hơn trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày của trẻ để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này thật tốt. Trong trường hợp huyết sắc tố thấp do bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn