(13/09/2023)
Chôm chôm là loại quả chứa vị ngọt nên nhiều mẹ thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không để đảm bảo việc ăn uống của mình không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Chôm chôm là loại quả được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Khi chín, vỏ chôm chôm chuyển sang màu đỏ, vị ngọt dịu, thơm, hình dạng tròn và có nhiều gai mềm bọc bên ngoài vỏ nhìn rất đặc biệt.
Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm giàu vitamin và dưỡng chất. Trong thịt quả chôm chôm có chứa sắt, thiamin, kẽm, folate, vitamin B3, B6, protein, magie, phốt pho, kali, canxi… đều là những vi chất có lợi cho sức khỏe.
Vì chôm chôm có vị ngọt nên mẹ bầu lo lắng khi ăn sẽ làm trầm trọng tình trạng tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không?
Thực tế là mẹ bầu bị tiêu đường thai kỳ vẫn ăn chôm chôm được, không phải kiêng nhưng nên ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều, liên tục. Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ không ăn quá 6 quả chôm chôm mỗi ngày. Nếu ăn nhiều khiến lượng đường máu tăng cao, gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, với chôm chôm chín quá thì lượng đường sẽ cao hơn nên mẹ cần hạn chế ăn chôm chôm chín quá. Thậm chí, khi chín quá, chôm chôm bị lên men, khi ăn có thể gây hại.
Bà bầu bị tiểu đường có thể ăn chôm chôm nhưng không nên ăn quá 6 quả mỗi ngày
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm với lượng vừa phải, điều độ sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời dưới đây:
Ăn chôm chôm với lượng vừa phải sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ngoài việc biết được ăn chôm chôm như thế nào là đúng cách, mẹ bầu cần biết nguyên tắc xây dựng chế độ ăn hằng ngày để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Các nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ gồm:
Không bỏ bữa
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần giảm tinh bột, đường chứ không được nhịn ăn. Thay vì bỏ bữa, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thông thường mẹ ăn 3 bữa chính thì hãy chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ để tiêu thụ đủ dinh dưỡng nhưng vẫn tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa khi ăn nhiều trong thời gian ngắn.
Hạn chế đường
Nguyên tắc ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là nên hạn chế thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, nước ngọt, trái cây quá ngọt… Ăn các thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh của mẹ nặng nề hơn, dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Nạp chất béo vừa phải, ăn nhiều rau xanh
Chất béo rất cần thiết đối với sức khỏe nhưng mẹ cần hạn chế ăn nhiều. Nếu ăn nhiều chất béo sẽ khiến làm tăng tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, khiến bệnh nặng hơn. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, sắt, DHA, kẽm… Chúng là những chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ canxi, DHA, sắt cho bà bầu để bổ sung đủ vi chất, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi trong thai kỳ và giúp thai nhi phát triển toàn diện nhé!
Viên sắt cho bà bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng
Khi uống sắt, nhiều mẹ quan tâm sắt uống trước hay sau ăn. Thời điểm uống sắt tốt nhất là sau ăn sáng khoảng 1-2 tiếng, không nên uống khi bụng quá đói hay quá no. Bên cạnh đó, bổ sung thêm vitamin C hoặc uống sắt cùng các loại nước trái cây giàu vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Bài viết vừa giải đáp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không. Mẹ hãy xây dựng cho mình chế độ ăn thật khoa học, cân đối để có thai kỳ luôn khỏe mạnh nhé!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ