Trang chủ » Tiền sản giật và sản giật là như thế nào?

Tiền sản giật và sản giật là như thế nào?

(02/09/2024)

Tiền sản giật và sản giật đều là những biến chứng sản khoa nguy hiểm tuy nhiên nhiều mẹ còn chưa hiểu rõ về 2 tình trạng này. Phân biệt tiền sản giật và sản giật đồng thời giúp mẹ có cách chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.

Rate this post

Tiền sản giật và sản giật là như thế nào?

Tiền sản giật và sản giật là 2 biến chứng thai kì vô cùng nguy hiểm mà bất cứ mẹ bầu nào khi mang thai cũng cần tìm hiểu thật kĩ để có thể phòng ngừa cũng như xử lí đúng cách khi gặp phải. Tiền sản giật là biến chứng sản khoa đặc trưng bởi tình trạng huyết áp cao và protein niệu đối với mẹ bầu từ 20 tuần trở đi.

Trong khi đó, sản giật là giai đoạn sau của tiền sản giật. Tiền sản giật nếu không được kiểm soát tốt sẽ khiến mẹ bầu dễ bị co giật. Tiền sản giật có thể kéo dài vài tháng, vài tuần hoặc thậm chí nhanh chóng trong vài ngày trước khi chuyển sang các cơn co giật. Nếu sản phụ bắt đầu lên cơn co giật do tiền sản giật, thì sẽ được chẩn đoán là sản giật.

Tiền sản giật nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ra những hệ hụy đối với mẹ bầu và thai nhi như:

  • Huyết áp cao cản trở khả năng cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi qua nhau thai. Trẻ sinh ra sẽ có cân nặng thấp hơn bình thường, kèm các vấn đề sức khỏe khác và có thể cần được sinh sớm.
  • Huyết áp của sản phụ tiếp tục tăng cao hơn, sẽ gây tổ thương gan, thận, phá hủy các tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu, rối loạn chức năng gan và giảm tiểu cầu.
  • Tiểu cầu quá ít có thể khiến sản phụ có nguy cơ chảy máu không kiểm soát được trong quá trình chuyển dạ.

Ngoài ra, huyết áp cao có thể khiến nhau thai bắt đầu tách ra khỏi thành tử cung hay còn gọi là nhau bong non. Khi nhau bong non sẽ dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, thậm chí tử vong cả mẹ lẫn con.

Tiền sản giật và sản giật là như thế nào?

Tiền sản giật không được kiểm soát tốt sẽ chuyển sang sản giật

Dấu hiệu thường gặp của tiền sản giật và sản giật trong thai kỳ

Nắm được các dấu hiệu của tiền sản giật và sản giật giúp chị em khi mang thai có biện pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe bản thân và sự an toàn cho thai nhi. Những triệu chứng điển hình của tiền sản giật gồm có:

  • Tăng huyết áp từ từ hoặc đột ngột.
  • Phù bất thường, phù lan lên tay, mặt,…
  • Protein dư thừa trong nước tiểu quá nhiều
  • Suy giảm thị lực hay mất thị lực tạm thời
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa như thường xuyên buồn nôn, đau hạ sườn phải, vùng thượng vị đau từng cơn.
  • Đau đầu và đau vùng chẩm, mẹ bầu cảm giác lờ đờ, mệt mỏi.
  • Có cảm giác khó thở, thở gấp và hụt hơi.
  • Môi nhợt nhạt, biểu hiện mệt mỏi, da tái xanh.

Tiền sản giật và sản giật là như thế nào?

Dấu hiệu rõ ràng nhất của tiền sản giật đó là huyết áp cao

Phòng ngừa tiền sản giật và sản giật khi mang thai

Tiền sản giật có thể dễ dàng được chuẩn đoán nếu mẹ thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trong những lần khám thai định kỳ. Do đó, để phòng ngừa tiền sản giật và sản giật các mẹ nên chú ý:

  • Để giảm nguy cơ tiền sản giật, mẹ bầu cần chú ý ăn uống dinh dưỡng vừa đủ các nhóm chất đặc biệt là nên ăn uống nhiều nước, ăn thê, trái cây và rau củ. Tuy nhiên cần chú ý không ăn quá nhiều các loại thức ăn nhiều tinh bột, nhiều đường.
  • Béo phì và thừa cân khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sản giật. Đối với các bà mẹ có cân nặng lớn trước mang thai, nên dùng hạn chế lượng muối trong bữa ăn, ưu tiên ăn các món hấp luộc, hạn chế chiên xào, các loại mắm.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích, không uống rượu bia trong thời gian mang thai. .
  • Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu lấy lại năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, thư giãn tinh thần từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này!
  • Chị em cần phải chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể, nhằm phát hiện sớm và giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

Trong suốt thai kỳ, thai nhi cần đa dạng dưỡng chất để phát triển. Do vậy, mẹ bầu trong suốt thai kỳ cần đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể, trong đó sắt và canxi cho bà bầu là bộ đôi khoáng chất đặc biệt quan trọng. Bổ sung đủ sắt và canxi giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi khi mang thai, đồng thời, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện!

Bổ sung sắt và canxi cho phụ nữ mang thai

Sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu

Bà bầu uống sắt và canxi bị nóng nên tìm hiểu dòng sắt canxi dễ hấp thu, uống đúng cách, đúng liều lượng để hạn chế các tác dụng phụ và mang lại hiệu quả bổ sung tốt nhất nhé!

Tiền sản giật và sản giật là như thế nào đã được làm rõ trong bài viết trên. Chúc các mẹ luôn chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt nhất từ đó giúp thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36