Trang chủ » Những điều mẹ cần biết về tiền sản giật

Những điều mẹ cần biết về tiền sản giật

(17/03/2017)

Khoảng thời gian hạnh phúc chứng kiến con lớn dần trong bụng mình cũng là khi mẹ  và gia đình phải chuẩn bị kiến thức đầy đủ về những nguy cơ mà cả hai mẹ con có thể phải đối diện trong giai đoạn thai kỳ. Trong đó mẹ chắc chắn không được quên tìm hiểu những thông tin về nguy cơ tiền sản giật, một trong những biến chứng nguy hiểm trong hành trình mang thai.

Rate this post

Tiền sản giật khi mang thai là gì?

Tiền sản giật hay được gọi đơn giản là chứng cao huyết áp do thai hoặc cao huyết áp thai kỳ, là hội chứng xuất hiện bởi các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày. Biến chứng thường xuất hiện từ tháng thứ tư của thai kỳ trở đi, với tần suất chiếm 5-8% thai kỳ và là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong hành trình mang thai của mẹ.

tien san giat

Tiền sản giật hay được gọi đơn giản là chứng cao huyết áp do thai kỳ

Tiền sản giật thông thường không đáng lo do chỉ khiến huyết áp tăng nhẹ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hậu quả để lại như bé sơ sinh nhẹ cân (dưới 2,5kg), nhau thai tách khỏi tử cung (nhau bong non), chức năng gan bất thường, động kinh, sinh non, tai biến mạch máu não, suy thận, giảm thị lực và thậm chí là tử vong.

Phân biệt các triệu chứng của tiền sản giật, tiền sản giật nặng và sản giật

Tiền sản giật thường sẽ gồm 3 triệu chứng: cao huyết áp (bắt đầu từ tuần lễ 20 của thai kỳ và sẽ chấm dứt sau sinh), nước tiểu có Albumin (hay có protein), cơ thể có biểu hiện phù nề. Ở mức độ tiền sản giật nặng mẹ bầu sẽ gặp thêm một trong những triệu chứng như: huyết áp cao hơn 160/110mmHg, lượng nước tiểu trong 24 giờ ít hơn 400ml hoặc có hơn 5g Albumin, mẹ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt hay có cảm giác đau thượng vị, ngộp thở, nặng ngực.

trieu chung cua tien san giat

Tiền sản giật, tiền sản giật nặng và sản giật có mức độ nguy hiểm tăng dần

Nguy hiểm hơn cả là tình trạng sản giật, đây là biến chứng cấp tính của tiền sản giật kèm theo co giật và hôn mê có thể đe dọa tính mạng. Sản giật nếu không phát hiện kịp thời sản phụ có thể sẽ co giật cho đến khi qua đời.

Cơn co giật sẽ bắt đầu từ các cơn kích thích ở mặt, cổ, nét mặt nhăn nhúm, một vài giây sau co cứng toàn thân (kéo dài khoảng 15-20 giây), hàm và mí mắt bắt đầu mở ra và khép lại rất mạnh, các cơ mặt và các cơ khác thay phiên nhau giãn rất nhanh, mẹ có thể ngã xuống giường, nguy cơ cắn phải lưỡi cao, giai đoạn co giãn cơ có thể kéo dài trong 1 phút. Dần dần các cử động cơ yếu dần và người mẹ sẽ bất động, dần ngưng thở vài giây và đi vào hôn mê sâu.

Nguyên nhân khiến mẹ dễ bị nguy cơ tiền sản giật

Nguy cơ tiền sản giật dễ xảy ra hơn đối với những mẹ mang thai lần đầu hoặc mang đa thai. Mẹ khi mang thai ở độ tuổi nhỏ hơn 20 tuổi hoặc lớn hơn 40 tuổi cũng dễ bị tiền sản giật.

nguyen nhan tien san giat

Tiền sản giật thường xảy ra với những mẹ có bầu trước 20 tuổi hoặc sau 40 tuổi

Ngoài ra, với những trường hợp mẹ có tiền sử tăng huyết áp từ trước khi mang bầu, từng bị đái tháo đường, bệnh lý thận; người nhà có tiền sử hay lần mang bầu trước đấy bị tiền sản giật cũng nên để ý đến những dấu hiệu của triệu chứng nguy hiểm này. Những bà bầu thiếu dinh dưỡng, thừa cân hoặc béo phì cũng nằm trong nhóm dễ bị tiền sản giật.

Triệu chứng, dấu hiệu của tiền sản giật?

Bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ có thể được chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa bằng cách đo huyết áp hoặc xét nồng độ protein trong nước tiểu. Bên cạnh đấy, mẹ có thể để ý thông qua những thay đổi của bản thân với các dấu hiệu dưới đây.

  • Chân, tay sưng phù, cơ thể tăng cân đột ngột

Nhiều mẹ cho rằng, dấu hiệu tay chân sưng phù là một trong những đặc điểm “nhận dạng” của mẹ bầu.

trieu chung cua tien san giat

Phù nề chân tay là một trong những triệu chứng cơ bản của tiền sản giật

Đúng là khi mang thai, do quá trình tuần hoàn máu không ổn định mẹ dễ dẫn đến tình trạng phù nề mặt, chân, tay.Nhưng nếu những biểu hiện sưng phù một cách nhanh chóng đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, có dấu hiệu tăng cân nhanh đột ngột từ 1-2kg/tuần thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi ngay.

  • Đau đầu, buồn nôn, ói mửa, suy giảm thị lực

Đây có thể là những biểu hiện mẹ hay gặp phải khi mang bầu. Tuy nhiên, ngay cả khi mẹ dùng thuốc mà đầu vẫn đau kèm với chứng suy giảm thị lực, mang thai sau tuần thứ 20 mà mẹ vẫn nôn ói với mức độ ngày càng tăng thì nguy cơ mẹ bị tiền sản giật là rất cao.

  • Đau bụng, đau lưng

Bà bầu cũng không nên bỏ qua những triệu chứng như đau bụng, đau lưng dữ dội khiến bản thân không thể chịu đựng được thì nên đến gặp bác sĩ sớm mẹ nhé. Đây đều là những triệu chứng của tiền sản giật mà mẹ cần lưu tâm.

Cách điều trị, phòng ngừa tiền sản giật

Yếu tố chính để kiểm soát tiền sản giật là theo dõi huyết áp của mẹ và nhịp tim của bé. Nghỉ ngơi hợp lý và giảm các hoạt động thể chất có thể giúp mẹ đưa huyết áp về mức bình thường, đảm bảo tiền sản giật không phát triển thành sản giật.

nghi ngoi hop ly tranh tien san giat

Theo dõi huyết áp của mẹ và nhịp tim của bé 

Trong quá trình theo dõi, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị với những giải pháp hợp lý nhất cho từng trường hợp cụ thể. Trường hợp tiền sản giật nhẹ, mẹ và gia đình có thể tự theo dõi tại nhà và tái khám định kỳ theo quy định của bác sĩ.

Mẹ nên chủ động bổ sung sắt cho cơ thể trong thời gian mang thai để tránh sự xuất hiện của chứng tiền sản giật. Mẹ có thể chọn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate để đảm bảo khả năng hấp thụ cao, giúp giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, giúp phục hồi sức khỏe, không gặp tác dụng phụ khó chịu.

>> Xem ngay loại thuốc bổ sung sắt tốt cho mẹ! 

Tiền sản giật có thể xảy ra trước, trong và sau sinh hai đến ba ngày nên mẹ phải luôn để ý đến sức khỏe của bản thân. Mẹ nên nhớ bổ sung sắt và canxi cho cơ thể để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, mẹ cũng cần khám thai đúng định kỳ để bác sĩ biết được tình trạng của mẹ và bé, những nguy cơ có thể gặp phải, từ đấy đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất để mẹ có kỳ sinh nở thuận lợi.

Tổng hợp: Huyền Trang

CHELA-FERR FORTE

Đừng bỏ lỡ các bài viết bạn quan tâm

\

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn