Trang chủ » Thường xuyên bị khó thở khi mang thai có sao không?

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai có sao không?

(30/01/2022)

Bà bầu thường có cảm giác khó thở, hụt hơi do nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo cảm giác mệt mỏi. Thường xuyên bị khó thở khi mang thai có sao không? Tìm hiểu chi tiết về chứng khó thở ở phụ nữ mang thai và những nguy cơ có thể xảy ra, gây ảnh hưởng cho sức khỏe thai kỳ.

5 (100%) 4 votes

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai có sao không?

Để biết thường xuyên bị khó thở khi mang thai có sao không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về tình trạng khó thở mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ.

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai không đáng ngại nếu là hiện tượng sinh lý

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở, nếu các chị em đã đi khám và loại bỏ các nguyên nhân khó thở do bệnh lý thì hiện tượng khó thở là những dấu hiệu sinh lý bình thường trong thai kỳ do sự thay đổi về nội tiết, cấu tạo và kích thước cơ thể bà mẹ và thai nhi. Mặc dù giai đoạn tam cá nguyệt thứ 1 kích thước thai nhi chưa đủ lớn để tạo áp lực lên hệ hô hấp và tuần hoàn gây khó thở nhưng quá trình sản xuất hormone khi mang thai và sự thay đổi của hệ hô hấp là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở ở giai đoạn này.

Nồng độ hormone progesterone tăng cao để xây dựng và duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm tăng lượng không khí bà bầu hít vào và thở ra, gây cảm giác khó thở. Ngoài ra, trong giai đoạn này cơ thể mẹ bầu cũng có những sự điều chỉnh để có thể cung cấp được oxy cho thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở.

Cùng với đó, kích thước tử cung tăng cao khiến cơ hoành bị chèn ép, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu xuống tử cung cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai giai đoạn sau cảm thấy khó thở. Hiện tượng thiếu máu thiếu sắt do không uống viên sắt cho bà bầu đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, phù nề do tích nước khi mang thai cũng là nguyên nhân tiêu biểu gây ra tình trạng bà bầu khó thở khi mang thai.

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai có sao không?

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai không đáng ngại nếu là hiện tượng sinh lý

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai do mắc bệnh lý cần được theo dõi chuyên khoa chặt chẽ

Ngoài ra, một số mẹ bầu bị xác định mắc một số bệnh lý gây khó thở như viêm xoang, hen suyễn, thuyên tắc phổi, bệnh tim mạch,… Với những mẹ bầu bị khó thở do bệnh lý sẽ cần được theo dõi chuyên khoa để điều trị và kiểm soát bệnh lý, ngăn ngừa nguy cơ tình trạng khó thở tăng nặng khiến mẹ bầu và thai nhi không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết gây tổn thương đường thở cho mẹ bầu. Thai nhi không được cung cấp đủ oxy cũng có thể bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Hậu quả có thể là trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, sức đề kháng yếu, bị dị tật bẩm sinh,…

Mẹ bầu bị hen kéo dài, tim mạch có thể gây nhồi máu cơ tim, viêm phổi, tắc mạch phổi, thiếu máu cơ tim, suy tim,… thậm chí có thể bị nhiễm trong phổi mạn tính, rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Do đó những đối tượng này cần được theo dõi chuyên khoa chặt chẽ khi có dấu hiệu khó thở. Ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu tim đập nhanh, mạnh, đau ngực, chóng mặt, buồn nôn, có cơn ho kéo dài, ho ra máu, thở khò khè, bàn chân và mắt cá chân bị sưng, ngón tay – ngón chân – xung quanh môi bị xanh, sốt hoặc ớn lạnh,… mẹ bầu cần được đưa đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai có sao không?

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai do mắc bệnh lý cần được theo dõi chuyên khoa chặt chẽ

Làm thế nào để giảm tần suất bà bầu bị khó thở khi mang thai?

Thường xuyên bị khó thở khi mang thai có sao không?

Mẹ bầu cầm bổ sung đầy đủ sắt, canxi, DHA trong thai kì

Để giảm tần suất bị khó thở khi mang thai mẹ bầu cần có một số điều chỉnh về lối sống và áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Nói không với thuốc lá và tránh xa người hút thuốc lá.
  • Hận chế tiếp xúc với hóa chất, chất độc, chất gây dị ứng cho mẹ bầu
  • Dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ bụi, nấm mốc, sử dụng máy lọc không khí trong nhà, tránh xa hương liệu nhân tạo.
  • Kiểm soát cân nặng, không để thừa cân, béo phì.
  • Bà bầu khó thở nên ăn gì? Mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng, lành mạnh, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt và các chất chống oxy hóa.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức.
  • Ngủ khoảng 7 – 10h/ngày, dùng gối mềm nâng đỡ cơ thể, tạo sự thoải mái cho mẹ bầu khi ngủ.
  • Thay đổi tư thế ngồi, nằm khi cảm thấy khó thở, không nên nằm quá nhiều, không nằm ngửa (nên nằm nghiêng về bên trái sẽ thấy dễ thở hơn).
  • Tập luyện phù hợp với bà bầu như đi bộ, bơi lội, động tác yoga dành cho bà bầu,… Thực hiện các bài tập hít thở khoảng 10 phút mỗi ngày để tăng khả năng hô hấp.
  • Nên dùng quạt thay cho điều hòa
  • Tiêm vaccine cúm trước khi mang thai 3 – 6 tháng để tưng sức đề kháng cho phổi, ngăn ngừa nhiễm trùng phổi.
  • Uống viên sắt, canxi, DHA đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, tăng sức đề kháng và nâng cao thể lực cho mẹ bầu.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nội dung khó thở khi mang thai có sao không? Phần lớn mẹ bầu bị khó thở do những thay đổi sinh lý bên trong cơ thể, không gây nguy hiểm. Những mẹ bầu có bệnh lý nền cần được theo dõi chuyên khoa để bác sĩ can thiệp, điều trị kịp thời, tránh bệnh có diễn biến tăng nặng có thể đ dọa tính mạng bà bầu và ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn