(18/04/2017)
Trong suốt thai kỳ, bao gồm cả 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối, thực đơn của mẹ cần biết những thực phẩm nên và không nên dùng mẹ bầu dưới đây.
Thịt bò được xem là “thực phẩm vàng” đối với phụ nữ mang thai. Thịt bò chứa hàm lượng sắt cao, không chỉ giúp thai nhi phát triển mà còn giúp mẹ bầu tránh được tình trạng chóng mặt, mệt mỏi trong thai kỳ.
Theo nghiên cứu cho thấy, trong 100g thịt bò có chứa khoảng 20 – 30g protein. Protein trong thịt bò chứa nhiều axit amin giúp tế bào của cơ thể mẹ và bé được phát triển tốt. Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa các vitamin nhóm B, kẽm, kali, magie rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, giúp xây dựng khả năng miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Nhiều mẹ truyền tai nhau, muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng. Thực ra, trứng ngỗng hiếm chứ không quý và còn kém trứng gà về mặt dinh dưỡng, vitamin. Trong trứng có chứa các nguyên tố quan trọng như kali, natri, magie, photpho, sắt folic,… cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ cho thai nhi. Bên cạnh đó, protein trong trứng cũng có giá trị sinh học cao, trứng còn chứa nhiều vitamin, acidfolic, omega3,… đều là những dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ.
Trứng gà luộc là cách chế biến giữ nguyên được nhiều chất dinh dưỡng nhất, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn nhiều nhất 2 quả, không nên lạm dụng thực phẩm này.
Tác dụng lớn nhất của cá chép đối với bà bầu là an thai. Cá chép là một trong những loài có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, vị thơm. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, món ăn từ cá chép sẽ rất bổ máu, ăn nhiều giúp mặt hồng hào, tuần hoàn tốt.
Trong cá chép chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như prortein, mỡ, vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt… có tác dụng bổ máu và giúp não bộ phát triển khỏe khắn rất tốt cho bà mẹ đang mang thai. Đối với những bà mẹ mang thai hay mất ngủ, mệt mỏi thì dùng món ăn chế biến từ cá chép thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ, phục hồi cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt gồm lúa mạch, yến mạch, bột mì, ngô, gạo,… đều là nguồn thực phẩm giàu các chất như sắt, selen, magie, acidfolic và các vitamin nhóm B (B1, B2,…) đều là các chất rất cần thiết cho mẹ bầu.
Ngoài ra các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều sắt, ít chất béo và muối, giúp hình thành trí tuệ và phát triển thể chất ổn định cho thai nhi.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều một số loại cá biển có lượng thủy ngân cao như cá thu, cá kiếm, cá ngừ…, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng, một số loài cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể tác động tới hệ thần kinh non yếu của bào thai và gây ra những dị tật không mong muốn.
Khi chọn cá, mẹ bầu nên chọn cá tươi và phải được nấu chín trước khi ăn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ăn luân phiên với các loại thủy, hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò, trai – những thủy hải sản giàu chất sắt.
Trái cây là nguồn thực phẩm mẹ giúp thực đơn của mẹ được phong phú và đầy đủ dinh dưỡng hơn. Mẹ nên chọn các loại quả như táo, bơ, nho chín, dâu tây, chuối,cam …. để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi.
Cam là loại trái cây bổ sung rất nhiều vitamin cho mẹ bầu
Các loại quả mẹ không nên ăn bao gồm: dứa, nhãn, đào, vải, dưa hấu ướp lạnh. Những loại quả này đều chứa thành phần không tốt cho thai kỳ.
Rau ngót là loại rau gần như cấm kị sử dụng cho phụ nữ mang thai do có tác dụng làm sạch ruột nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến sảy thai. Do đó, chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh còn tuyệt đối không ăn trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tồng hợp: Huyền Trang
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ