Trang chủ » Thực hư việc chụp X-quang khi mang thai gây dị tật thai nhi

Thực hư việc chụp X-quang khi mang thai gây dị tật thai nhi

(26/11/2018)

Nhiều nguồn thông tin cho biết việc chụp X-quang khi mang thai sẽ gây dị tật thai nhi. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Hãy cùng Satbabau.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

5 (100%) 1 vote

Trong một số trường hợp bắt buộc để kiểm tra sức khoẻ thai phụ thì việc chụp X-quang là rất cần thiết.  Các chuyên gia nhận định, nguy cơ mà tia X-quang gây ra cho mẹ bầu và thai nhi rất nhỏ và thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, nếu không cần thiết thì mẹ bầu cũng không nên chụp X-quang ngay cả những rủi ro mà nó đem đến là khá nhỏ.

Tia X là gì?

Tia X được hiểu là 1 dạng bức xạ năng lượng cao, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó được sử dụng nhiều trong việc chuẩn đoán một số bệnh lý về xương, phổi và nhiều cơ quan khác.

Tia X có khả năng làm biến đổi tế bào và AND của tế bào. Đồng thời cũng chính là lý do mà việc chụp X-quang khi mang thai thường không được tuỳ tiện áp dụng.

Chụp X-quang khi mang thai có gây dị tật thai nhi không?

Không ít mẹ bầu đang hiểu sai về chụp X-quang khi mang thai, đó là chụp X-quang thì 100% sẽ gây ra dị tật thai nhi. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, bởi có nhiều trường hợp có thai chụp X-quang vẫn sinh con khỏe mạnh. Vì lượng bức xạ có trong tia X chưa đủ nhiều để tác động đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

Về nguy cơ sảy thai

Khi lượng bức xạ nhỏ hơn 5rad thì tia X sẽ không hề gây ra tình trạng sảy thai như nhiều người nghĩ. Thực tế, bản thân của mỗi thai phụ đều tồn tại 3-15% nguy cơ sảy thai, cho dù có hay không chụp X-quang.

Về ảnh hưởng đến sự phát triển của thai

Khi lượng bức xạ trong khoảng 10-20 rad thì sẽ không ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của thai nhi. Mà chỉ khi lượng bức xạ trên 50 rad thì mới có thể gây dị tật và ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Về nguy cơ gây ung thư

Tiến hành chụp X-quang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ với tia bức xạ lớn hơn 5 rad thì nguy cơ trẻ sinh ra bị ung thư sẽ tăng 0,3 – 1%. Tuy nhiên, dù  cho người mẹ có tiếp xúc với tia X hay không thì nguy cơ này cũng tồn tại sẵn 0,3%.

Chính vì thế, có thể hiểu rằng chỉ khi liều bức xạ quá cao và vượt ngưỡng cho phép thì mới có thể gây dị tật thai nhi, sinh non, thai nhi chậm phát triển,…

Giảm thiểu rủi ro về chụp X-quang khi mang thai

Dù với lượng nhỏ tia bức xạ sẽ không đủ để gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên tiếp xúc với tia X khi không cần thiết.

Trong các trường hợp bắt buộc sử dụng tia X để kiểm tra sức khỏe thì mẹ bầu cần lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, có thực sự cần thiết phải dùng đến tia X-quang không.
  • Hỏi về các biện pháp để bảo vệ mẹ và thai nhi khi chụp X-quang.
  • Hỏi về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Nếu tỷ lệ thai nhi bị ảnh hưởng bởi tia X cao thì bác sĩ sẽ đề nghị mẹ bầu chuyển sang siêu âm thai hay tiến hành các xét nghiệm thay thế cho việc chụp X-quang. Đây đều là những phương pháp hiệu quả mà lại không gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn