Trang chủ » Thôi bú bị căng sữa phải làm sao để cải thiện?

Thôi bú bị căng sữa phải làm sao để cải thiện?

(20/09/2022)

Hiện tượng căng tức bầu ngực không hiếm gặp với những mẹ lần đầu sinh con và bắt đầu quá trình cai sữa. Vậy khi thôi bú bị căng sữa phải làm sao để cải thiện? Bài viết dưới đây sẽ bật mí những biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

Rate this post

Mẹ nên bắt đầu cai sữa cho con vào lúc nào?

Nguồn dinh dưỡng quý giá và quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không gì khác ngoài sữa mẹ. Bởi vậy, ngay từ trong các giai đoạn của thai kỳ, người mẹ đã cần phải sắp xếp chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cần thiết và duy trì cho tới giai đoạn sau sinh cho con bú. Chú ý tăng cường các vi chất qua viên uống như viên sắt, DHA, bổ sung canxi cho mẹ cho con bú đều đặn.

Mẹ cần cho con bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời, sau đó tập cho trẻ làm quen với chế độ ăn dặm những món ăn mới ngoài sữa mẹ. Thời gian để cai sữa cho trẻ tùy thuộc vào từng gia đình nhưng hầu hết trẻ được cai sữa khi con được từ 18-24 tháng tuổi.

Thôi bú bị căng sữa phải làm sao để cải thiện

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong giai đoạn mang thai và sau sinh cho con bú đầy đủ qua chế độ ăn và viên uống

Nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa khi thôi không cho trẻ bú

Tình trạng mẹ bị căng sữa khi bắt đầu cai sữa cho trẻ không hiếm gặp. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể mẹ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất và tiết sữa mà cần có thời gian để giảm sữa dần dần, sau đó mất hẳn.

Ngoài những dấu hiệu căng sữa thường thấy, mẹ còn có thể bị ngứa, sứng, đau tức ngực, căng ngực và khó chịu do các mô tuyến sữa bị phù nề, nhiều trường hợp mệt mỏi và sốt cao. Mặc dù sau một thời gian cai sữa tình trạng này sẽ hết dần nhưng sự căng tức vẫn khiến mẹ khó chịu, thậm chí sữa ứ đọng gây tắc tia sữa.

Mẹ cần cải thiện tình trạng căng sữa sớm và áp dụng những cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa để giảm bớt sự căng tức và phòng tránh trở nặng, gây áp xe vú.

Thôi bú bị căng sữa phải làm sao để cải thiện

Cơ thể cần một thời gian để ngừng sản xuất sữa, điều này khiến mẹ dễ bị căng sữa, tắc tia

Trả lời câu hỏi thôi bú bị căng sữa phải làm sao để cải thiện?

Thôi bú bị căng sữa phải làm sao là câu hỏi của nhiều mẹ khi cho con cai sữa. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Chườm lạnh bầu ngực với một chiếc khăn lạnh, chai nước lạnh hoặc băng gel lạnh chừng một vài phút, thực hiện ngày vài lần.
  • Thực hiện massage bầu vú khi mẹ thấy hai bầu vú nổi cục để làm giảm sự tắc nghẽn và căng sữa.
  • Sử dụng những thực phẩm hỗ trợ cai sữa, làm giảm sữa mẹ như lá lốt, lá dâu, măng tươi.. hoặc áp dụng những mẹo dân gian giúp tiêu sữa như đắp lá bắp cải lên bầu ngực.
  • Dùng thuốc tiêu sữa theo chỉ dẫn từ bác sĩ để giảm sữa và làm mất sữa dần dần, giảm cảm giác đau tức ngực.
  • Nếu quá tức ngực, mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol theo hướng dẫn.

Thôi bú bị căng sữa phải làm sao để cải thiện

Sử dụng những nguyên liệu tự nhiên tiêu sữa như lá dâu cho mẹ bị căng sữa

Một số điều cần tránh khi mẹ bị căng sữa

Thôi bú bị căng sữa phải làm sao? Ngoài những cách cải thiện tình trạng căng sữa như trên, mẹ nên tránh những việc sau:

  • Không chườm nóng bầu ngực với nước ấm bởi hành động này có thể kích thích bầu ngực càng tiết nhiều sữa hơn. Tuy nhiên mẹ có thể ngâm mình tắm nước ấm để bản thân cảm thấy thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
  • Vệ sinh sạch sẽ bầu vú, không mặc áo lót bó chặt ngực có thể khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
  • Không che giấu khi tình trạng căng tức trở nặng. Mẹ nên kiểm tra khi thấy nghi ngờ bất cứ dấu hiệu nào và tới bệnh viện ngay khi thấy các biểu hiện bất thường như ngực sưng đỏ, có mùi hôi lạ, sốt, đau ngực quá mức chịu đựng..

Với những thông tin trên, chắc hẳn mẹ đã biết khi thôi bú bị căng sữa phải làm sao để cải thiện rồi. Mẹ sau sinh chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, khoa học để có sức khỏe dồi dào và chăm sóc bé tốt nhất!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn