Mang thai là lúc cơ thể người mẹ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, canxi, axit folic,… Thiếu sắt khi mang bầu là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, nếu không nhanh chóng chữa trị thì bệnh có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người mẹ và thai nhi.
1. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu?
Dấu hiệu thiếu máu ở phụ nữ mang thai
Những lý do dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất khiến phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu:
- Mang thai, nhất là từ tháng thứ 3 trở đi khi thai nhi bắt đầu lớn hơn nhiều thì nhu cầu thể tích máu trong cơ thể người mẹ cần tăng lên tới 30%. Điều đó tương đương với việc máu chuyển từ cơ thể mẹ qua nhau thai nhằm vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua nuôi bé sẽ nhiều hơn để cung cấp cho bé. Vì vậy nồng độ các huyết sắc tố của mẹ bị giảm đột ngột do bị pha loãng hơn so với bình thường. Điều này dẫn tới hiện tượng thiếu máu ở mẹ.
- Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mẹ bị thiếu máu. Nếu bà bầu ăn uống không đủ chất dinh dưỡng thì lượng sắt cần thiết sẽ không được đảm bảo, dẫn tới hiện tượng thiếu máu.
- Những mẹ bầu mang đa thai sẽ có nguy cơ thiếu máu sẽ cao hơn mẹ bầu đơn thai.
- Các mẹ bầu mắc những bệnh lý mãn tính như thalassemia cũng có nguy cơ thiếu máu cao.
- Với những mẹ bầu mang thai gần nhau, những thai phụ nguy cơ dọa sảy, xuất huyết trước sinh hay các loại xuất huyết khác, nguy cơ dự trữ sắt không đủ, thời gian tái bổ sung sắt cũng không nhiều dẫn tới thiếu máu.
2. Tác hại của thiếu máu khi mang thai
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Trong số đó, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng hay bị thiếu máu nhất, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy có 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ.
- Thiếu máu nhẹ sẽ không gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khó chịu nhất là hiện tượng mẹ hơi chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi.
- Với mẹ bầu bị thiếu máu nặng, cả mẹ và bé đều có nhiều nguy cơ gặp nguy hiểm: Tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, bong nhau non, huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.
- Ngoài ra, vấn đề băng huyết sau sinh sẽ có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người mẹ.
- Với thai nhi, khi lượng sắt dự trữ trong bụng mẹ ít thì sinh ra cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non, suy thai hay nhiều nguy cơ hơn các bệnh sơ sinh khác hơn so với trẻ bình thường.
3. Điều trị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai như thế nào?
Mẹ bầu cần được phát hiện sớm tình trạng thiếu máu để có thể khắc phục kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi. Thông thường việc chuẩn đoán thiếu máu thiếu sắt sẽ được thực hiện qua các xét nghiệm định kì ở tuần thứ 12, hoặc tuần thứ 20.
Nếu có biểu hiện thiếu máu thiếu sắt, mẹ cần nhớ những điều dưới đây:
- Nên có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ngủ nghỉ đều đặn, tránh xa café và các chất kích thích.
- Tích cực ăn các loại thực phẩm hằng ngày như thịt có màu đỏ, rau xanh, các loại đậu,…
- Quan trọng hơn, mẹ bầu cần sử dụng các viên bổ sung sắt. Tiêu chí lựa chọn viên bổ sung sắt bao gồm: Sắt hữu cơ, hiệu quả hấp thu cao, có nguồn gốc rõ ràng và đặc biệt là không gây táo bón, nóng trong.
Hãy chọn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được các chuyên gia sản khoa khuyên dùng, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate có khả năng hấp thụ cao, giúp giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, phục hồi sức khoẻ, đồng thời không gây tác dụng phụ khó chịu.
Mẹ bầu hãy sáng suốt trong việc lựa chọn các viên uống bổ sung để có được thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông mẹ nhé.
Nguồn: Tổng hợp – Huyền Trang