(19/02/2020)
Bạn có thể đã biết rằng sắt đóng một vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của trẻ, nhưng bạn có biết rằng không đủ sắt cơ thể có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe suốt đời với bé? Sắt giúp oxy di chuyển từ phổi đi khắp cơ thể. Do đó, thiếu sắt có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận tác động của tình trạng thiếu sắt đối với sự chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi mới sinh, não chỉ đạt 27% kích thước và chỉ cần 10% mức sắt từ lượng sắt dự trữ trong cơ thể sau khi nhận từ mẹ trong quá trình mang thai. Điều này có nghĩa là phần còn lại sẽ tích lũy trong suốt thời thơ ấu, đặc biệt là trong 2 năm đầu đời giai đoạn phát triển não bộ của trẻ.
Người ta phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị thiếu sắt trải qua những thay đổi trong hành vi và nhận thức chẳng hạn như:
Như bạn có thể thấy, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ ngay từ bây giờ cho đến khi chúng lớn lên và phát triển.
Thiếu sắt có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng nhận thức ở trẻ
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong hầu hết các trường hợp, điều trị thiếu sắt – càng sớm càng tốt – có thể đảo ngược các tác động bất lợi lên não và khôi phục chức năng nhận thức ở trẻ. Để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể yêu cầu bổ sung sắt bằng đường uống, cũng như tăng lượng thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
Một số thực phẩm giàu chất sắt nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ bao gồm:
Đối với trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến nghị không cho quá 710 gr thực phẩm như thịt bò, dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày. Sữa và thực phẩm giàu canxi có thể cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể và ngược lại do đó trẻ cần bổ sung xa thời điểm bổ sung thực phẩm giàu sắt, tăng lượng thực phẩm giàu vitamin c (như cam, dâu tây, cà chua, ớt chuông đỏ và xanh, súp lơ, dứa) cũng có thể giúp cải thiện sự hấp thụ sắt của cơ thể. Sắt bổ sung đường uống cần được bổ sung theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ, không tự ý bổ sung khi chưa có chỉ định.
3. Chủ động nhận biết và ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ
Thiếu sắt có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Do đó cần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng thiếu sắt để có thể giúp ngăn ngừa trẻ bị thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt.
Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu sắt ở trẻ em có thể bao gồm:
Nếu bạn lo lắng rằng con bạn bị thiếu chất sắt hoặc có nguy cơ bị thiếu sắt, hãy đưa bé đến khám bác sĩ để được đánh giá đúng, thiếu sắt có thể được chẩn đoán thông qua một loạt các xét nghiệm máu. Hãy chủ động trong việc ngăn ngừa và điều trị thiếu sắt / thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ để giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn và giúp đẩy lùi các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Nguồn: Sắt bà bầu
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ