Trang chủ » Thiếu sắt ảnh hưởng đến giấc ngủ mẹ bầu như thế nào?

Thiếu sắt ảnh hưởng đến giấc ngủ mẹ bầu như thế nào?

(22/06/2020)

Sắt là một khoáng chất cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khi hình thành các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu cơ thể không có đủ chất sắt, việc sản xuất các tế bào hồng cầu có thể bị ảnh hưởng, điều này có nghĩa là một số bộ phận trong cơ thể sẽ không nhận được oxy để đáp ứng cho nhu cầu cần thiết.

Rate this post

Một số triệu chứng có thể phát sinh do mức độ chất sắt thấp như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, tóc yếu, da và móng tay ròn…

Phụ nữ dễ bị thiếu chất sắt trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Trên thực tế, ước tính khoảng 1/5 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ bị thiếu máu!

Thiếu sắt có thể không gây mất ngủ hoặc khó ngủ nhưng nó có thể khiến mẹ bầu cảm thấy kiệt sức khó đi vào giấc ngủ

Thiếu sắt ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Mức độ chất sắt thấp thường không tốt cho toàn bộ cơ thể.  Dưới đây là ba trong số những vấn đề chính mà thiếu sắt có thể gây ra và cách nó làm thể ức chế gây khó ngủ trong thai kỳ.

1. Thiếu sắt gây mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thiếu sắt. Nếu cơ thể thiếu lượng oxy vận chuyển quanh cơ thể thì mức năng lượng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu sắt có thể không gây mất ngủ hoặc khó ngủ nhưng nó có thể khiến mẹ bầu cảm thấy kiệt sức điều này có thể cản trở nỗ lực đi vào giấc ngủ của mẹ bầu.

2. Thiếu sắt làm tăng cảm giác lo lắng, khiến ngủ không ngon

Khi cảm thấy lo lắng, nó kích thích hệ thống thần kinh giao cảm, đưa cơ thể vào cảm giác ‘lơ lửng’. Điều này xảy ra, việc sản xuất cortisol sẽ tăng lên và tương ứng, mức độ melatonin, hormone giúp ngủ ngon sẽ giảm khiến cơ thể luôn cảm thấy luôn tỉnh táo và bồn chồn hơn khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ!

Thiếu sắt khiến cơ thể và não không nhận được lượng oxy cần thiết. Cũng có một số bằng chứng cho thấy rằng, nếu không có đủ chất sắt, các vấn đề về tín hiệu dẫn truyền thần kinh và sự hình thành myelin có thể phát sinh gây ra các vấn đề nhận thức khác.

3 – Thiếu sắt gây ra hội chứng bồn chồn, khó ngủ

RLS, hay Hội chứng chân không yên, xảy ra khi cơ thể cảm thấy bồn chồn ngay cả khi nghỉ ngơi và đôi khi có thể đi kèm với cảm giác bò ngứa ở chân tay. Điều này có thể khiến cơ thể dễ bị phân tâm khó đi vào giấc ngủ. Và thường RLS có liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng như magiê thấp và sắt thấp.

Sắt có thể giúp hỗ trợ hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine. Dopamine đặc biệt quan trọng đối với RLS vì nó duy trì hoạt động và vận động cơ bắp, nếu không nhận đủ dopamine, nó có thể dẫn đến co thắt. Vào ban đêm, nồng độ sắt và dopamine có thể giảm xuống, nếu mức độ sắt của cơ thể thấp thì nó có thể gây ra tác dụng kích thích đối với dopamine, gây ra RLS.

Biện pháp tăng nồng độ sắt để giảm thiếu máu và cải thiện giấc ngủ

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt

Nếu mức độ chất sắt của cơ thể thiếu thì mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn trong chế độ ăn uống. Các loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn, thịt đỏ, gan, thịt gà…là nguồn thực phẩm giàu sắt nên bổ sung trong chế độ ăn uống

2. Tránh đồ uống chứa caffein

Trà hoặc cà phê, cả hai đều chứa một lượng caffeine, caffeine có thể hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu, do đó, nó có khả năng làm đảo lộn hệ thống tiêu hóa, tuy nhiên, caffeine cũng chứa polyphenol. Polyphenol quá nhiều có thể ức chế sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Cải thiện nồng độ sắt của cơ thể từ nguồn thực phẩm giàu sắt và viên uống bổ sung

3. Hạn chế thực phẩm giàu axit phytic

Axit phytic thường được tìm thấy trong hạt cây, hoạt động như một chất chống oxy hóa, nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất sắt, axit phytic có trong một số loại hạt như như hạnh nhân, ngũ cốc và đậu nành.

4. Sử dụng viên sắt, thuốc bổ sung sắt

Sắt có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, vì vậy, nguồn cung cấp thông thường rất đa dạng, tuy nhiên, nếu cơ thể đang thiếu sắt, đặc biệt khi mang thai nhu cầu sắt của mẹ tăng lên gấp đôi nhu cầu sắt sẽ tăng cao bổ sung từ thực phẩm thường không đủ, do đó cần bổ sung viên sắt bà bầu để đáp ứng nhu cầu sắt của cơ thể.

5. Tăng cường vitamin C

Vitamin C là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cơ thể cần nhiều vitamin C để giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, da, cơ và khớp. Vitamin này cũng giúp duy trì sự hấp thụ chất sắt. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu hụt, tốt nhất nên bổ sung sắt kết hợp cùng Vitamin C.

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn