Trang chủ » Thiếu máu thừa sắt khi mang thai phải làm thế nào?

Thiếu máu thừa sắt khi mang thai phải làm thế nào?

(07/06/2021)

Thiếu máu thừa sắt khi mang thai phải làm thế nào? Hướng dẫn cách điều trị và những lưu ý dành cho bà bầu bị thiếu máu thừa sắt để có sức khỏe thai kỳ tốt nhất.

Rate this post

Thiếu máu thừa sắt khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý gì?

Có 2 loại thiếu máu thừa sắt là Alpha Thalassemia và Beta Thalassemia, được phân loại theo chuỗi protein của phân tử hemoglobin thiếu hụt trong hồng cầu. Bệnh cũng được chia là 3 mức độ là thể nhẹ, thể vừa và thể nặng.

Thông thường phụ nữ mắc bệnh thiếu máu thừa sắt có tỉ lệ vô sinh cao do phải truyền máu thường xuyên. Tuy nhiên vẫn có 1 tỉ lệ nhỏ phụ nữ mắc bệnh này vẫn có thể mang thai. Khi đó mẹ bầu cần cân nhắc một số các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nếu muốn tiếp tục mang thai.

Lưu ý khi điều trị thiếu máu thừa sắt đối với bà bầu

Trong khi mang thai cả mẹ bầu và thai nhi đều cần được theo dõi chặt chẽ tình trạng thai kỳ cũng như sự rối loạn có thể xảy ra. Nồng độ Hb > 10g/dL giúp thai nhi có thể phát triển được bình thường. Khi này không nên thực hiện việc thải sắt, nếu cần thiết hãy cân nhắc biện pháp thải sắt bằng Desferrioxamine trong tháng thứ 6 của thai kỳ. Khi đó việc thải sắt gây hại cho thai nhi không đáng kể nhưng lại có tác dụng lớn đối với sức khỏe bà bầu.

Với những bà bầu bị thiếu máu thừa sắt chưa từng hoặc chỉ truyền máu tối thiểu để điều trị sẽ có nguy cơ mắc chứng thiếu máu nghiêm trọng trong quá trình mang thai. Nguyên nhân vì tình trạng huyết khối có thể tăng 3 – 4 lần. Ngoài ra bệnh Thalassemia cũng là 1 dạng tăng đông nên cần được đảm bảo an toàn cho bà mẹ có nguy cơ cao (người không được truyền máu thường xuyên, người bị cắt lá lách trong và sau khi mang thai).

Thiếu máu thừa sắt khi mang thai phải làm thế nào

Trong khi mang thai cả mẹ bầu và thai nhi đều cần được theo dõi chặt chẽ tình trạng thai kỳ cũng như sự rối loạn có thể xảy ra

Bà bầu thiếu máu thừa sắt có thể mắc những bệnh gì?

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu thừa sắt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bà bầu thường xuyên cảm thấy căng thẳng. Trong thai kỳ, tim, gan, cơ quan nội tiết của bà bầu rất dễ bị tổn thương, vì thế chúng cần được theo dõi chặt chẽ trước và trong cả thai kỳ.

Trong thai kỳ, bà bầu cần nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai nhi, tình trạng thiếu máu của mẹ bầu mắc chứng Thalassemia sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi đó áp lực lên tim cũng cao hơn. Phụ nữ mắc bệnh Thalassemia cần được kiểm tra chức năng tim khi có kế hoạch mang thai. Trong thai kỳ họ cũng cần được truyền máu thường xuyên để giảm bớt áp lực cho tim.

Bà bầu bị thiếu máu thừa sắt cũng rất dễ bị tiều đường type 1, trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy căng thẳng thì bệnh tiểu đường sẽ có diễn biến nặng hơn. Vì thế mẹ bầu bị Thalassemia cũng cần được kiểm soát bệnh tiểu đường sát sao từ trước và trong thai kỳ.

Bà bầu bị Thalassemia cũng có nhu cầu về axit folic cao hơn bà bầu có sức khỏe bình thường. Bên cạnh công dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi, axitfolic còn giúp giảm nguy cơ mắc chứng thiếu máu hồng cầu khổng lồ cho mẹ bầu. Hàm lượng axit folic cụ thể dành cho mỗi người sẽ do bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, mẹ bầu bị Thalassemia cũng thường bị biến dạng xương chậu do quá trình phát triển xương bị tác động. Khi xương chậu bị biến dạng, sinh thường gần như không thể thực hiện được, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.

Thiếu máu thừa sắt khi mang thai phải làm thế nào

Trong thai kỳ, tim, gan, cơ quan nội tiết của bà bầu rất dễ bị tổn thương, vì thế chúng cần được theo dõi chặt chẽ trước và trong cả thai kỳ

Thiếu máu thừa sắt khi mang thai cần lưu ý điều gì đối với thai nhi?

Tỉ lệ di truyền bệnh Thalassemia cho con có những trường hợp sau đây:

  • Chỉ bố hoặc mẹ có gen bệnh: 50% con có gen, 50% con bình thường
  • Bố và mẹ cùng có gen mang bệnh: 25% con sinh ra bình thường, 50% con mang gen bệnh dạng gen lặn, 25% con mắc bệnh
  • Bố hoặc mẹ 1 người bị mắc bệnh, 1 người mang gen Thalassemia lặn: 100%, con sinh ra mang gen bệnh, 50% con mắc bệnh vì có gen trội
  • Cả bố và mẹ đều bị Thalassemia: 100% con mắc bệnh

Vì thế, trước khi mang thai cả bố và mẹ đều cần thực hiện tầm soát bệnh để được tư vấn tốt nhất. Nếu thai nhi bị tác động bởi thiếu máu chuỗi alpha ở mức độ nặng thì tỉ lệ sống sót vô cùng nhỏ. Đa số trẻ không thể phát triển được bình thường và phải trải qua rất nhiều phương pháp điều trị. Do đó bố mẹ cần cân nhắc việc có nên chấm dứt thai kỳ hay không.

Dù mẹ bầu có gen Thalassemia lặn hay trội vẫn cần bổ sung axit folic cho bà bầu bằng đường uống đều đặn mỗi ngày. Uống axit folic giúp trẻ giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, giảm nguy cơ thiếu máu, giúp máu được khỏe mạnh. Với bà bầu bị Thalassemia mức độ nhẹ bác sĩ cũng sẽ cân nhắc có thể uống bổ sung sắt hay không.

Thiếu máu thừa sắt khi mang thai phải làm thế nào

Bổ sung sắt cho bà bầu rất cần thiết với mẹ bàu bình thường nhưng với mẹ bầu bị thiếu máu thừa sắt thì cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

Khi sinh ra, trẻ mắc bệnh Thalassemia cũng xuất hiện các triệu chứng sớm như: da tím tái, mệt mỏi, thở dốc, đau đầu, vàng da,… Những bé này cũng hay bị nôn mửa sau khi ăn. Trẻ bị Thalassemia nhẹ có thể chỉ cần uống thuốc nhưng nếu bị nặng sẽ cần được truyền máu thường xuyên.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn