Trang chủ » Thiếu máu khi mang thai phải làm sao để cải thiện?

Thiếu máu khi mang thai phải làm sao để cải thiện?

(16/11/2024)

Thiếu máu khi mang thai phải làm sao để cải thiện? Mẹ bầu dễ bị thiếu máu bởi mang thai là giai đoạn mẹ cần cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường.

Rate this post

Thiếu máu khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Thiếu máu khi mang thai sẽ được xác định bằng cách xét nghiệm số lượng hồng cầu, Hematocrit và Hemoglobin trong máu của mẹ bầu. Mẹ bầu được chẩn đoán là bị thiếu máu trong thời gian mang thai là khi chỉ số Hb<12 g/dl, Hct < 37% hoặc RBC < 4 triệu/μL.

Mẹ bị thiếu máu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân bởi khi mang thai cơ thể mẹ cần lượng sắt lớn hơn bình thường do cần nuôi dưỡng cả thai nhi trong bụng. Hơn nữa, mẹ có chế độ ăn uống không khoa học, chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý sẽ lại càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu.

Một số dấu hiệu thiếu máu khi mang thai có thể kể đến:

  • Rối loạn tiêu hóa: thiếu máu có thể khiến mẹ cảm thấy đau bụng, dễ bị nôn ói, táo bón, kém ăn hoặc đi phân lỏng,…
  • Làn da nhợt nhạt: mẹ khi bị thiếu máu màu sắc của da cũng trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống. Ngoài ra, mẹ cũng gặp phải một loạt các triệu chứng khác như môi tái nhợt, lòng bàn tay bớt hồng hào, hơi lạnh đồng thời niêm mạc mí mắt có dấu hiệu bị thiếu các mạch máu,…
  • Tóc gãy rụng, móng tay khô: móng tay của mẹ có dấu hiệu nhạt màu và giòn yếu hơn bình thường.
  • Cơ thể mệt mỏi,cảm thấy uể oải, hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực liên tục,… Đồng thời thiếu máu còn gây mất ngủ, suy giảm trí nhớ,…

Thiếu máu khi mang thai phải làm sao để cải thiện?

Thiếu máu khi mang thai chủ yếu do thiếu sắt

Thiếu máu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Theo các bác sĩ, nếu mẹ bầu không sớm khắc phục tình trạng thiếu máu có thể sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đối với mẹ bầu, thiếu máu trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ sẽ dễ bị sảy thai hoặc thai lưu.
  • Ở những tháng cuối có thể bị vỡ ối sớm và sinh non.
  • Mẹ có nguy cơ phải đối mặt với những tình trạng huyết áp thai kỳ không ổn định, sản giật- tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản hoặc băng huyết sau sinh.
  • Mẹ bị thiếu máu khi mang thai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến lượng sữa sau sinh, mẹ thường bị thiếu sữa sau sinh.
  • Cơ thể mẹ sẽ bị suy nhược kéo dài, luôn mệt mỏi và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, cụ thể như nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp, nứt nẻ môi,…

Mẹ bầu bị thiếu máu còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, cụ thể:

  • Em bé có nguy cơ bị suy thai, chậm phát triển.
  • Trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, sinh non,…
  • Mẹ bị thiếu máu thì em bé có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn bình thường và sau sinh bé có thể phải thực hiện các điều trị dưỡng nhi nhằm phát triển như bình thường.
  • Em bé cũng dễ gặp các bệnh lý liên quan đến thần kinh và não bộ như chậm phát triển trí tuệ, tật vô sọ,…

Thiếu máu khi mang thai phải làm sao để cải thiện?

Thiếu máu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Thiếu máu khi mang thai phải làm sao?

Vậy thiếu máu khi mang thai phải làm sao để cải thiện? Khi thấy bản thân xuất hiện dấu hiệu bị thiếu máu, mẹ cần đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục phù hợp. Đối với thiếu máu thiếu sắt, mẹ nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ dinh dưỡng. Những thực phẩm giàu sắt mẹ nên sử dụng trong thời gian mang thai có thể kể đến như:

  • Thịt bò: thực phẩm hàng đầu chứa lượng sắt dồi dào, ngoài sắt thịt bò còn chứa lượng lớn protein, kẽm, selen và nhiều loại vitamin nhóm B.
  • Cá biển: thực phẩm mẹ nên có trong chế độ dinh dưỡng bởi cá chứa nhiều omega-3 tốt cho hệ tim mạch, não bộ đồng thời bổ sung sắt, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Các loại đậu: nguồn cung cấp sắt cho mẹ bầu, hơn nữa, đậu còn chứa nhiều chất xơ, ít calo và giàu vitamin C- vi chất tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể.
  • Rau màu xanh lá đậm: đây là nguồn thực phẩm bổ sung sắt được bác sĩ khuyên dùng, các loại rau mẹ nên dùng như cải bó xôi, bắp cải, cải bina,…

Thiếu máu khi mang thai phải làm sao, bên cạnh bổ sung sắt từ thực phẩm, để nhanh chóng cung cấp lượng sắt mẹ bị thiếu hụt, mẹ cũng nên sử dụng thêm sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu. Khi chọn mua sản phẩm bổ sung sắt, mẹ nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm uy tín, chính hãng, có chứa thành phần và hàm lượng phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng!

Viên sắt cho bà bầu

Viên sắt cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu thiếu máu khi mang thai phải làm sao để cải thiện và nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai. Mẹ khi mang thai nên bổ sung sắt, thắc mắc sắt không uống chung với gì? Mẹ cần chú ý không được bổ sung sắt cùng lúc với canxi và các thức uống chứa thành phần cản trở hấp thu sắt: trà, cà phê, sữa… Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, đủ chất và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36