Trang chủ » Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

(15/09/2021)

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Thiếu máu còn có thể tạo ra những tác động nào đối với sức khỏe. Hướng dẫn cách ngăn ngừa thiếu máu cho các chị em trong độ tuổi sinh nở.

5 (100%) 2 votes

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Thiếu máu có gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh khoảng 5 – 7 ngày. Người bị thiếu máu thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 40 ngày. Cá biệt, một số chị em còn có chu kỳ kinh nguyệt lên tới 60 ngày, thời gian hành kinh chỉ khoảng 1 – 2 ngày với lượng máu chảy ra không đáng kể. Một số chị em bị thiếu máu nghiêm trọng thậm chí còn bị mất kinh hoàn toàn.

Thiếu máu và chu kỳ kinh nguyệt cũng có sự liên quan mật thiết ở chiều ngược lại. Những người bị rong kinh, có thời gian hành kinh kéo dài, lượng máu ra lớn cũng là nguyên nhân khiến các chị em phụ nữ độ tuổi sinh nở bị thiếu máu. Đặc biệt, một số chị em bị rong kinh kéo dài, gây mất máu nghiêm trọng khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt, tính mạng bị đe dọa. Với những đối tượng này, có thể uống viên sắt khi hành kinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong giai đoạn này.

Để xác định chính xác tình trạng thiếu máu, các chị em nên đến các cơ sở y tế để khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu như:

  • Da xanh xao, mắt có thể có màu vàng
  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, không thể vận sức, thực hiện các hoạt động thể lực
  • Tim đập nhanh, hay hồi hộp, khó thở
  • Cơ thể suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu

Thiếu máu cần được điều trị ngay vì chứng bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe sinh sản.

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Người thiếu máu thường bị chậm kinh, số ngày hành kinh bị rút ngắn

Thiếu máu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thiếu máu nếu không được điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguy hiểm hơn, thiếu máu kéo dài còn có thể là nguyên nhân gây tử vong cho con người. Những ảnh hưởng của thiếu máu đối với sức khỏe cụ thể như sau:

  • Cơ thể suy nhược nghiêm trọng: Hay bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi thay đổi tư thế. Người bị thiếu máu thiếu sắt hay bị ngủ gật, nhanh thấy mệt khi làm việc, những người thiếu máu nghiêm trọng có khi còn không thể thực hiện hết các công việc hàng ngày.
  • Mắc bệnh tim mạch: Người bị thiếu máu thường bị rối loạn nhịp tim dẫn đến suy tim sung huyết
  • Thần kinh bị tổn thương: Thiếu máu cũng khiến cơ thể bị thiếu hụt axit folic, vitamin B12, có thể gây ra những tổn thương ở hệ thần kinh và còn là một trong những nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở một số người.
  • Thiếu máu nghiêm trọng còn là nguyên nhân gây tử vong ở người thường hay sảy thai, sinh non, tai biến sản khoa ở phụ nữ mang thai và sản phụ mới sinh.

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Thiếu máu khiến sức khỏe và khả năng lao động bị suy giảm

Điều trị thiếu máu như thế nào?

Trước khi điều trị thiếu máu chúng ta phải đi khám và thực hiện các xét nghiệm máu ở các cơ sở y tế để xác định chính xác tình trạng thiếu máu đang ở mức độ nào. Tùy tình trạng thiếu máu của mỗi người bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Đối với thiếu máu thông thường các chị em chỉ cần uống viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với ăn các thực phẩm giàu sắt, vitamin B6, B12, axit folic và vitamin C (giúp hấp thụ sắt tốt hơn) là đã có thể bổ sung đủ lượng máu cơ thể đang thiếu hụt.

Tuy nhiên một số người bị thiếu máu nghiêm trọng có thể cần sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc truyền máu khẩn cấp để bảo vệ sức khỏe và tính mạng kịp thời. Việc uống viên sắt cũng cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng bổ sung thừa hoặc thiếu đều có thể tạo ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe.

Người bị thiếu máu thiếu sắt cần được bổ sung sắt kịp thời, đúng cách

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không và những ảnh hưởng khác của thiếu máu đối với sức khỏe. Để phòng ngừa thiếu máu trong độ tuổi sinh nở các chị em cần thường xuyên đưa các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hàng ngày, có thể uống sắt khi hành kinh để giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn