Loét miệng hay còn gọi là nhiệt miệng, thường là những đốm nhỏ chứa đầy nước và thường xảy ra ở lưỡi, má trong hoặc bên trong môi. Loét miệng chỉ gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn mà không có bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến thai kỳ của bạn. Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng vì chúng có thể biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.
Dưới đây là nguyên nhân gây loét miệng khi mang thai và phương pháp điều trị
1. Tại sao bạn bị loét miệng khi mang thai
Nguyên nhân gây loét miệng trong thai kỳ có thể do:
- Thay đổi nội tiết tố: Sự dao động của hormone khi mang thai có thể là một trong những lý do khiến vết loét ở môi, bên trong má hoặc trên lưỡi của bạn.
- Căng thẳng hoặc chấn thương: Chấn thương vật lý (bàn chải đánh răng, cắn lưỡi, v.v.) hoặc căng thẳng cũng có thể gây loét miệng. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể để chứng minh lý thuyết này trong trường hợp phụ nữ mang thai, nhưng chúng là những lý do phổ biến cho loét miệng.
- Nhạy cảm với thực phẩm: Dị ứng thực phẩm (đặc biệt là với thực phẩm có tính axit hoặc cay) có thể là nguyên nhân gây ra vết loét ở miệng.
- Thiếu vitamin: Thiếu folate, sắt và vitamin B12 cũng có thể là nguyên nhân gây ra loét miệng. Tuy nhiên, dùng thuốc hoặc chất bổ sung thích hợp có thể giúp giảm loét miệng khi mang thai.
- Nguyễn nhân khác: Hệ miễn dịch yếu, hút thuốc lá, hoặc răng vỡ có thể là một số lý do khác để bị loét miệng.
Thiếu vitamin và khoáng chất đôi khi là nguyên nhân gây ra các vết loét miệng trong thai kỳ
2. Triệu chứng
- Vết loét miệng có thể màu đỏ, hồng, trắng hoặc xám trên lưỡi hay bên trong má hoặc môi.
- Loét miệng thường mang lại cảm giác nóng rát, và thậm chí là đau.
- Bạn trở nên khó ăn và nói chuyện khi bị loét miệng.
3. Các biện pháp giảm đau và viêm loét miệng khi mang thai
Biện pháp khắc phục tại nhà
- Duy trì vệ sinh răng miệng, chải hai lần một ngày và đừng quên dùng chỉ nha khoa.
- Cố gắng tránh thức ăn cay và có tính axit khi bị loét miệng.
- Cắt giảm việc sử dụng thuốc lá. Thuốc lá không chỉ có hại cho thai kỳ mà còn làm nặng thêm vết loét miệng.
- Có thể rửa sạch bằng nước muối hoặc bôi hỗn hợp hydro peroxide và nước (1: 1) lên vết loét.
- Chườm đá lên vết loét để giảm đau.
- Sử dụng nước súc miệng hai lần hoặc ba lần một ngày để súc miệng và tiêu diệt vi khuẩn.
- Cần tây và nước ép cà rốt được biết là rất hữu ích.
- Uống nhiều nước nhưng không sử dụng đồ uống có tính axit hoặc có ga.
4. Thuốc chữa loét miệng và viên uống bổ sung
Trong trường hợp loét miệng không biến mất sau hai tuần, hoặc chúng gây ra sự khó chịu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Bác sĩ có thể kê toa kem đánh răng hoặc thậm chí một loại gel để bôi lên vết loét miệng.
- Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung axit folic và vitamin B12 nếu xác định cơ thể bạn bị thiếu chất. Và có thể đề xuất một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Phải mất một đến ba tuần để vết loét miệng lành tính trở lại hoặc có thể mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng về vết loét miệng khi mang thai. Quan trọng mẹ bầu cần tập trung vào việc ăn thực phẩm bổ dưỡng và thư giãn trong thời gian này, hãy thăm khám bác sĩ nếu vết loét miệng gây khó chịu và vết loét lâu lành.
Nguồn: Sắt bà bầu