Trang chủ » Tháng thứ mấy thai nhi sợ tiếng ồn?

Tháng thứ mấy thai nhi sợ tiếng ồn?

(31/07/2024)

Tháng thứ mấy thai nhi sợ tiếng ồn? Những ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sự phát triển của thai nhi là gì? Tìm hiểu những loại âm thanh nguy hiểm với thai nhi trong nội dung bài viết dưới đây.

Rate this post

Tháng thứ mấy thai nhi sợ tiếng ồn?

Tiếng động quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan thính giác của thai nhi. Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến bé như thế nào? Tháng thứ mấy thai nhi sợ tiếng ồn?

Tháng thứ tư thai nhi sợ tiếng ồn vì đây là thời gian thính giác vị giác, xúc giác và khứu giác bắt đầu hình thành. Thai nhi càng lớn thì khả năng nghe cũng ngày một rõ ràng hơn. Đến khoảng tuần thứ 25, 26 bé có thể bắt đầu phản ứng với tiếng động ở bên ngoài. Nếu mẹ để ý sẽ thấy bé đạp và bụng hoặc có nhiều cử động khác nhau mỗi khi bên ngoài có tiếng động lớn.

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được âm lượng nào có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Khi ở trong bụng mẹ, âm lượng bé nghe thấy sẽ thấp hơn so với thực tế bên ngoài nhờ sự bảo vệ của cơ bụng, nước ối và nhau thai. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bà bầu nên thận trọng khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn và hạn chế đến những nơi ồn ào như hội chợ, buổi biểu diễn âm nhạc,…

Bên cạnh đó âm thanh quá lớn cũng có ảnh hưởng không tốt cho bà bầu, thúc đẩy quá trình sản xuất các hormone gây căng thẳng, lo sợ và có thể khiến tim đập nhanh hơn. Mẹ bầu bị tăng nhịp tim, căng thẳng, sợ hãi cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.

Tháng thứ máy thai nhi sợ tiếng ồn?

Tháng thứ tư thai nhi sợ tiếng ồn vì đây là thời gian thính giác vị giác, xúc giác và khứu giác bắt đầu hình thành

Những loại âm thanh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Theo các chuyên gia y khoa, việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng động lớn có thể khiến thính lực của thai nhi bị suy giảm nghiêm trọng. Để bảo vệ bé, bà bầu cần tránh xa những loại âm thanh và những hành động có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như:

  • Nghe nhạc âm lượng lớn: Không áp tai nghe vào bụng khi cho bé nghe nhạc, không tham gia các buổi biểu diễn âm nhạc, hội chợ,… có tiếng nhạc và tiếng ồn quá lớn từ những khán giả xung quanh
  • Tiếng súng: Không đến nơi luyện tập hoặc khu vực chơi bắn súng
  • Nơi làm việc thường xuyên quá ồn ào: Không làm việc ở những nơi thường xuyên có tiếng động lớn hơn 80 decibel

Tháng thứ máy thai nhi sợ tiếng ồn?

Mẹ bầu không nên nghe nhạc âm lượng lớn để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực tới cơ quan thính giác của thai nhi

Tiếng ồn ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Tiếng động lớn có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi như:

  • Giật mình: Mẹ đột ngột tiếp xúc với tiếng động lớn có thể khiến thai nhi bị giật mình và xuất hiện phản ứng đạp vào bụng mẹ hay cử động mạnh hơn bình thường.
  • Giảm thính lực: Giới hạn âm lượng tối đa của con người ở khoảng 80 decibel. Nếu thai nhi thường xuyên phải nghe những tiếng ồn có âm lượng lớn hơn 80 decibel có thể khiến bé bị giảm thính lực, thậm chí có thể dẫn tới bị khiếm thính khi chào đời.
  • Trẻ bị căng thẳng sau khi chào đời: Các nghiên cứu trên khỉ và chuột đã cho thấy mẹ thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có thể khiến nồng độ hormone cortisol và corticotropin của thai nhi bị tăng cao. Nồng độ 2 hormone này càng cao càng có thể khiến trẻ dễ bị căng thẳng sau khi chào đời.
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh: Các nghiên cứu y khoa đã cho thấy bà bầu thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn làm gia tăng tỉ lệ sảy thai, sinh non, thai nhi nhẹ cân và sau khi chào đời dễ gặp các vấn đề về thính giác. Một nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng ồn với thai nhi ở Hoa Kỳ cũng cho thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh tăng 0.8 – 1.2% do bà bầu bị tăng huyết áp. Huyết áp bà bầu tăng cao có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi, trẻ có nguy cơ bị dị tật não, dị tật đốt sống,… bẩm sinh. Đồng thời còn khiến quá trình phát triển các kỹ năng vận động của bé bị ảnh hưởng.
  • Cấu trúc não của thai nhi bị thay đổi: Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra nếu con mẹ thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn sẽ khiến cấu trúc não của thai nhi bị thay đổi. Mặc dù không có nghiên cứu tương tự trên con người nhưng mẹ bầu cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với âm thanh lớn.
  • Tăng nguy cơ sinh thiếu tháng: Theo kết quả thống kê, mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với tiếng động lớn có thể khiến thời gian mang thai thông thường là khoảng 40 tuần giảm xuống còn khoảng 37 tuần.

Ngoài chú ý đến các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn trong thai kỳ, để chăm sóc em bé tốt nhất, mẹ bầu còn cần chú ý chăm sóc bản thân với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động khoa học. Cơ thể người mẹ cần được bổ sung đa dạng các dưỡng chất thiết yếu như là sắt, canxi, DHA, axit folic, vitamin… để luôn duy trì cơ thể khỏe mạnh đồng thời cung cấp dưỡng chất cho em bé được phát triển tốt. Do đó, ngoài chế độ ăn hàng ngày, mẹ nên kết hợp sử dụng thêm  các viên sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón để bổ sung đa dạng các vitamin và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu

Bổ sung viên vitamin tổng hợp cho bà bầu – nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

** Khi bổ sung vi chất, mẹ cần tìm hiểu các lưu ý: vitamin tổng hợp cho bà bầu uống tối được không, liều lượng và cách uống để bổ sung đúng cách và hiệu quả nhất nhé!

Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu “Tháng thứ mấy thai nhi sợ tiếng ồn”, những loại âm thanh có thể gây nguy hiểm cho bé cũng như những nguy cơ có thể gặp phải nếu mẹ bầu thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng động lớn. Mẹ hãy xây dựng một môi trường lành mạnh nhất để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của bé nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36