Trang chủ » Thai nhi tăng cân chậm mẹ bầu nên làm gì?

Thai nhi tăng cân chậm mẹ bầu nên làm gì?

(16/12/2022)

Khi thai nhi tăng cân chậm, nhẹ cân và không phát triển theo chuẩn sẽ phải đối mặt với nhiều bất lợi về sức khỏe. Trẻ không những kém phát triển về thể chất mà còn bị ảnh hưởng về trí tuệ. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu để có cách khắc phục sớm, cải thiện hiệu quả.

Rate this post

Nguyên nhân thai nhi chậm tăng cân là do đâu?

Nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân, chậm tăng cân có thể là do di truyền hoặc gặp các vấn đề xảy ra trong quá trình mang thai. Nhiều trường hợp thai nhi tăng cân chậm là do bào thai không nhận được các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của các cơ quan, mô tế bào.

Tình trạng thai nhi chậm phát triển có thể do bất thường nhiễm sắc thể, do người mẹ bị bệnh hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác của thai nhi. Một số nguyên nhân khác khiến thai nhi chậm tăng cân và có cân nặng dưới chuẩn bao gồm:

  • Các yếu tố liên quan người mẹ: Mẹ không ăn uống đủ chất hoặc bị huyết áp cao, bệnh thận mạn tính, tiểu đường thai kỳ, bệnh đường hô hấp, thiếu máu, nhiễm trùng, hay hút thuốc lá…
  • Các yếu tố liên quan thai nhi: Một số vấn đề về thai nhi cũng khiến em bé chậm tăng cân như lưu lượng máu tới tử cung và nhau thai thấp, bong nhau thai, nhau tiền đạo, nhiễm trùng, nhiễm sắc thể bất thường…

Thai nhi tăng cân chậm mẹ bầu nên làm gì?

Có nhiều nguyên nhân tác động khiến thai nhi chậm tăng cân, chậm phát triển

Tại sao thai nhi chậm tăng cân lại khiến mẹ lo lắng?

Khi thai nhi không nhận được đủ oxy hoặc chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ làm cho sự tăng trưởng gặp nhiều hạn chế, tế bào mô và tế bào cơ không phát triển bình thường.

Thai nhi nhẹ cân có thể do nguyên nhân lượng máu chảy qua nhau thai ít, thai nhi nhận được ít oxy hơn bình thường và làm tăng rủi ro trong quá trình mang thai và sinh nở. Trẻ có cân nặng dưới chuẩn dễ gặp phải các vấn đề như nồng độ oxy trong máu thấp, hội chứng hít nước ối phân su gây khó thở, hạ đường huyết, nhiễm trùng nước tiểu…

Thai nhi tăng cân chậm mẹ bầu nên làm gì?

Thai nhi nhẹ cân, tăng cân chậm có thể gặp phải nhiều rủi ro về sức khỏe

Thai nhi tăng cân chậm mẹ bầu nên làm gì?

Vấn đề thai nhi tăng cân chậm, thai nhi nhẹ cân là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này, dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu mẹ có thể tham khảo:

Lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng đủ chất

  • Ăn uống đủ chất và ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng và những thực phẩm giàu protein. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày để thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ hấp thu các dưỡng chất quan trọng.
  • Trong suốt thai kỳ mẹ nên tăng từ 10-12kg, mẹ mang đa thai nên tăng từ 15-20kg, bởi vậy hãy sắp xếp bữa ăn khao học và ăn đủ các nhóm chất cần thiết, cân bằng dinh dưỡng.
  • Tuyệt đối tránh xa bia rươu, chất kích thích hoặc đồ uống có gas bởi không chỉ khiến em bé không tăng cân mà sử dụng những đồ uống này còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của em bé.
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất sắt, canxi, DHA, vitamin và khoáng chất từ viên uống để cơ thể được cung cấp nguồn dưỡng chất đầy đủ, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của mẹ và em bé. Thắc bà bầu nên uống sắt nước hay viên? Sắt nước và sắt viên đều có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, sắt viên thường có hàm lượng cao hơn, không gây tanh, buồn nôn khi uống và không gây vàng răng… Mẹ có thể căn cứ vào nhu cầu của bản thân để lựa chọn loại sắt phù hợp.

Bộ tứ sắt, canxi, DHA cho bà bầu và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Bộ tứ sắt, canxi, DHA cho bà bầu và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể được nạp đầy đủ nguồn năng lượng để hồi phục, khi đó mẹ ăn uống đầy đủ sẽ được chuyển hóa và thai nhi hấp thu tối ưu.
  • Để tinh thần thoải mái, loại bỏ lo lắng và căng thẳng để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ cũng có thể giảm mệt mỏi trong thai kỳ, mẹ nên tập một số bài tập yoga bầu hay đi bộ nhẹ nhàng, thiền định…

Chú ý đi khám thai đều đặn và kiểm tra đầy đủ

Mẹ cần chú ý thường xuyên đi khám thai để được kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi, sớm tìm ra cách khắc phục tình trạng thai nhi nhẹ cân để tránh ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bé sau này.

Khi thấy tình trạng thai nhi tăng cân chậm, mẹ hãy áp dụng những cách trên và nhớ điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, điều độ giúp cơ thể khỏe mạnh, thai nhi trong bụng mẹ hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng tối ưu để phát triển tốt, tăng cân đều đặn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn