(08/03/2017)
Thai nhi ở tuần thứ 17, các cơ quan trong cơ thể bé tiếp tục phát triển, một số cơ quan bắt đầu thực hiện chức năng của mình.
Phần đầu lúc này không còn quá to so với thân mình của thai nhi, cơ thể bé đã cân bằng hơn những tuần trước. Những sợi tóc đầu tiên đã xuất hiện trên đỉnh đầu, làn da bé lúc này khá nhăn nheo nhưng sẽ nhanh chóng trở nên bình thường bởi bắt đầu từ tuần thứ 17, thai nhi sẽ tiến hành hấp thụ chất béo để sản xuất năng lượng và giữ ấm cho cơ thể.
Hình ảnh thai nhi 17 tuần tuổi ( Ảnh internet )
Bé có thể di chuyển đôi mắt của mình mặc dù mí mắt vẫn khép chặt. Các khớp xương ngày càng linh hoạt hơn, các bé sẽ có nhiều hoạt động và di chuyển dễ dàng hơn trước.
Dây rốn không chỉ kéo dài hơn mà còn trở nên dày và chắc chắn hơn, một số bé đã có thể nắm lấy dây rốn của mình. Lúc này, một lớp mỏng màu trắng nhờ có nhiệm vụ bảo vệ da trong môi trường nước ối bao phủ khắp cơ thể thai nhi. Bé vẫn tiếp tục nuốt nước ối, đây là một trong những việc giúp phát triển các túi khí trong phổi của bé.
2. Cơ thể mẹ thay đổi, mẹ tăng bao nhiêu cân ở tuần thai thứ 17?
Hệ tuần hoàn của mẹ trong thời gian này phải làm việc tích cực để bơm máu nuôi cơ thể mẹ và cung cấp cho bé, vậy nên nhiều lúc mẹ sẽ thở gấp và mệt mỏi hơn. Nhau thai lúc này tiếp tục phát triển mang theo lượng các chất dinh dưỡng và oxy tương ứng với sự lớn lên của bé.
Trong giai đoạn này bà bầu vẫn tiếp tục bị ợ nóng ( Ảnh internet )
Đến tuần thứ 17 thì vòng eo của mẹ chắc chắn không còn thon gọn nữa bởi lúc này tử cung đã cao ngang rốn. Nhiệt độ cơ thể lúc này sẽ tăng hơn trước, vậy nên mẹ sẽ cảm thấy nóng nực và bị đổ mồ hôi. Việc tắm bằng nước ấm và sử dụng đồ được may từ vải cotton là sự lựa chọn thích hợp cho mẹ lúc này.
Chứng ợ nóng thai kỳ vẫn tiếp tục làm phiền mẹ. Nguyên nhân là do lượng hooc – môn có trong thai kỳ tăng hơn khiến quá trình tiêu hóa bị làm chậm lại, axit được tiết ra nhiều hơn. Sự gia tăng hooc – môn trong thai kỳ cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sắc tố da của mẹ. Tàn nhang, nốt ruồi và cả màu da sẫm màu của mẹ sẽ thể hiện rõ rệt hơn trước rất nhiều.
3. Lời khuyên cho mẹ: có nên đi siêu âm 4d?
Để hạn chế chứng ợ nóng, mẹ cần tăng cường ăn đồ ăn có dạng lỏng, tránh xa hoặc hạn chế ăn những thức ăn cay, các món nướng, đồ uống có gas,… Mặc dù đây là triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu, nhưng nếu ợ nóng quá khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mình thì mẹ nên tìm đến bác sĩ để được sử dụng thuốc uống phù hợp.
Mẹ bầu nên ăn đồ ăn dạng lỏng sẽ giúp hạn chế chứng ợ nóng ( Ảnh internet )
>> Đừng bỏ lỡ những mốc khám thai quan trọng để biết thời điểm quan trọng cần đi khám thai
Khi ngủ, mẹ nên kê gối cao hơn bình thường một chút và nên nằm nghiên sang một bên. Nếu nằm ngửa hoàn toàn, tử cung sẽ có thể tác động lên tĩnh mạch chính, làm giảm lượng máu chảy về tim của mẹ và ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho bé.
Để hạn chế tình trạng thở gấp, mẹ nên bổ sung vitamin C và sắt cho cơ thể. Bên cạnh việc tích cực ăn các loại thức ăn rau xanh, thịt bò, cải bắp,… mẹ có thể tham khảo sử dụng viên uống bổ sung sắt có mặt trên thị trường. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate để đảm bảo khả năng hấp thụ cao, giúp giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, giúp phục hồi sức khỏe.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ