Trang chủ » Thai máy nhiều có tốt không?

Thai máy nhiều có tốt không?

(06/07/2024)

Những cử động của thai nhi là một trong các yếu tố để đánh giá tình trạng sức khỏe em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lo lắng khi thấy thai máy nhiều. Vậy thai máy nhiều có tốt không?

Rate this post

 Dấu hiệu để nhận biết thai máy

Thai máy nhiều có tốt không?

Mỗi ngày được nghe thấy cử động của con yêu là niềm vui, niềm hạnh phúc của mẹ

Khoảng thời gian để mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi là khác nhau. Dưới đây là các giai đoạn phát triển của thai nhi cùng với những dấu hiệu của cử động thai mẹ bầu nên biết:

  • Giai đoạn thai máy đầu tiên từ tuần 7 tới tuần 16 của thai kì, cử động của thai nhi còn yếu, chưa ổn định, có ngày cử động có ngày không, do đó mẹ chưa cảm nhận được vì vậy mẹ không nên lo lắng.
  • Giai đoạn thai máy rõ ràng là từ tuần 16 đến tuần 22 của  thai kì. Đây là giai đoạn mẹ bầu dễ dàng cảm nhận được thai máy. Do đó thời điểm này mẹ nên học cách theo dõi thai máy để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi.
  • Giai đoạn thai máy mạnh mẽ là từ tuần 28 đến tuần 38 của thai kỳ. Đây là thời điểm thai máy biểu hiện mạnh mẽ với những cơn quẫy đạp, xoay trở mình, tay chân hay cử động toàn thân của thai nhi mà mẹ bầu cảm nhận được. Tuy nhiên lúc này, mẹ không nên nhầm lẫn thai máy với cơn gò tử cung nhé.

Thai máy nhiều có tốt không?

Thai máy nhiều có tốt không?

Hãy chú ý theo dõi cử động của con hàng ngày mẹ nhé

Thai nhi máy nhiều có tốt không? Đây là băn khoăn, lo lắng của rất nhiều mẹ bầu khi cảm nhận thai nhi cử động, đạp liên tục trong bụng mẹ.

Thai nhi bắt đầu có những cử động nhẹ từ tuần thứ 8 của thai kì. Tuy nhiên, ban đầu các cử động rất nhẹ nhàng nên thai phụ hầu như không cảm nhận được. Từ tam cá nguyệt thứ 2 thai nhi phát triển hệ cơ xương khớp, cử động của em bé trở nên mạnh hơn và người mẹ dễ dàng cảm nhận cử động này. Thai cử động mạnh lên khi thức, hay khi được kích thích bằng âm thanh… Khi thai ngủ sẽ ít máy hơn hoặc không máy.

Thai của mẹ bầu máy nhiều và đều mỗi ngày là tốt, càng về cuối thai kì thì tần suất cử động của thai nhi càng nhiều và mạnh hơn. Tuy nhiên khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất cử động của thai nhi như: mẹ bị căng thẳng, môi trường ồn, thậm chí mẹ ăn quá no cũng làm thai nhi cử động nhiều. Lúc này, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, để thai nhi ổn định lại. Nếu sau thời gian đó thai vẫn tiếp tục máy nhiều hoặc thai máy nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến các cơ sở Y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhất!

Một số dấu hiệu thai máy bất thường

Thai máy nhiều có tốt không?

Khi thấy thai không cử động hoặc cử động yếu mẹ nên đến bác sĩ để thăm khám

Nếu mẹ bầu không chú ý theo dõi cử động của thai nhi, sẽ không đánh giá được tình trạng sức khỏe của em bé. Do đó mẹ nên dành thời gian trong ngày theo dõi thai máy để sớm nhận ra dấu hiệu bất thường, có hướng xử lý kịp thời. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu nên đi khám ngay vì thai nhi có thể đang gặp vấn đề nào đó:

Thai không máy

Thông thường, ở những tháng đầu thai kì, thai nhi ít cử động hoặc cử động nhẹ nên mẹ khó cảm nhận thấy. Nếu mẹ đã từng cảm nhận được thai máy nhưng bỗng nhiên một ngày thấy thai không máy hoặc máy rất ít thì mẹ nên đi khám ngay.

Xuất hiện triệu chứng bất thường

Trường hợp mẹ bầu gặp phải các triệu chứng bất thường như nôn mửa, xuất huyết âm đạo, co thắt tử cung kèm theo tình trạng thai không máy thì mẹ nên đi khám ngay vì đây là dấu hiệu cho biết sức khỏe thai nhi đang bị nguy hiểm có thể do thiếu ối, thiếu oxy hoặc các vấn đề bất thường về nhau thai.

Những lưu ý khác cho mẹ bầu trong thai kỳ

Ngoài theo dõi tình trạng sức khỏe, hoạt động của thai nhi, mẹ bầu cũng cần chú ý:

  • Cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, cân đối, khoa học
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giản, đọc sách, thể dục thể thao, tránh căng thẳng, mệt mỏi, áp lực.
  • Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe mẹ bầu để tự theo dõi sức khỏe mẹ và thai nhi.
  • Khám thai định kì theo đúng lịch để kiểm tra các chỉ số của em bé
  • Trường hợp em bé bị nhẹ cân, mẹ càng cần chú ý hơn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của bản thân. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn những loại trái cây giúp thai nhi tăng cân và các biện pháp chăm sóc thai nhi khoa học để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé yêu!

Viên sắt và axit folic cho bà bầu

Viên sắt và axit folic cho bà bầu nhập khẩu châu Âu

Thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng với em bé. Do đó, ngoài việc chú ý chăm sóc và theo dõi sức khỏe của bản thân, mẹ bầu đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho cơ thể: sắt, canxi, axit folic, DHA, … qua cả chế độ ăn và viên uống. Nhiều mẹ băn khoăn không biết sắt nước hay sắt viên tốt hơn. Mỗi loại sắt đều có ưu điểm riêng. Tuy nhiên, sắt viên được nhiều mẹ bầu ưu ái hơn do dễ sử dụng và tiện lợi và không gây mùi tanh khi uống. Mẹ có thể căn cứ vào nhu cầu của cơ thể để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Bài viết chia sẻ đến các mẹ đang mang thai một số kiến thức về thai máy và trả lời câu hỏi: Thai máy nhiều có tốt không? Từ đó các mẹ chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi qua các cử động hàng ngày của em bé. Chúc các mẹ thai kì bình an, mạnh khỏe, em bé phát triển tốt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36