Trang chủ » Thai 15 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Thai 15 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?

(15/03/2023)

Nhiều mẹ bầu còn chưa phân biệt được thai máy và cơn gò tử cung dẫn đến còn nhầm lẫn. Những cơn gò tử cung quá sớm có thể là dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu phải hết sức chú ý. Thai 15 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Rate this post

Phân biệt thai máy và con gò tử cung

Thai máy và con gò tử cung đều khiến vùng bụng của mẹ chuyển động khiến không ít bà bầu nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng này. Để phân biệt, mẹ có thể dựa vào những đặc điểm sau:

  • Thai máy là hiện tượng thai nhi cử động trong bụng mẹ. Đây là dấu hiệu khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay và chân hay toàn thân thai nhi cử động. Khi thai nhi cử động chạm vào thành tử cung sau đó truyền đến bụng mẹ, em bé chạm vào vùng bụng nào thì mẹ cảm nhận được ở vùng đó. Vào những tháng cuối, khi thai máy có thể khiến bụng mẹ trồi lên ở một số điểm và không có cảm giác dồn nén xuống âm đạo và xương chậu.
  • Khác hẳn với thai máy, cơn gò tử cung là cơn co thắt có tác dụng đẩy thai nhi vào đúng vị trí kênh sinh để chuẩn bị chào đời được thuận hơn. Cơn gò sinh lý có thể xuất hiện ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ với tần suất và cường độ không đều. Càng về cuối thai kỳ, cơn gò chuyển dạ sẽ khiến mẹ đau đớn hơn, có cảm giác dồn nén xuống âm đạo và xương chậu để chuẩn bị chuyển dạ. Tần suất cơn gò ngày càng tăng và khoảng cách giữ các cơn ngày càng ngắn lại.

Thai 15 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Mẹ cần phân biệt được cơn gò tử cung và thai máy

Thai 15 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Nhiều thai phụ có thể bắt gặp tình trạng gò cứng bụng ở thời điểm thai nhi được 15 tuần. Gò cứng bụng sớm khiến mẹ vô cùng lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Thực chất, thai 15 tuần gò cứng bụng là hiện tượng không hiếm gặp, đây là tình trạng sinh lý khá bình thường ở thai phụ.

Cơn gò này có thể là cơn gò chuyển dạ hay còn gọi là cơn gò sinh lý. Cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người phụ nữ. Cơn gò sinh lý có các đặc điểm sau:

  • Kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt và thường tự biến mất khi nghỉ ngơi.
  • Không thành cơn và có tần suất không đều.
  • Căng tức vùng bụng dưới nhưng không có cảm giác đau đơn và dồn nén.

Tuy nhiên ở một số trường hợp tình trạng thì gò cứng bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Đặc biệt không nên chủ quan khi nhưng cơn gò cứng bụng xuất hiện lại đi kèm với biểu hiện bất thường như: tử cung, âm đạo ra máu bất thường, tiêu chảy hoặc tình trạng xuất hiện nước ối chảy ra từ âm đạo…

Thai 15 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Nếu xuất hiện cơn gò cứng bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất

 Thai 15 tuần gò cứng bụng mẹ cần làm gì?

Khi thai nhi 15 tuần xuất hiện những con gò cứng bụng khó chịu, bà bầu có thể áp dụng một số cách như sau để có thể giảm đau khi các cơn gò này xuất hiện:

  • Nếu các cơn gò xuất hiện do sinh lý bình thường, thì để giảm đau bà mẹ có thể tắm nước ấm nhưng nên tắm nhanh chứ không nên ngâm mình trong bồn hoặc tắm quá lâu.
  • Khi xuất hiện nhưng cơn gò cứng bụng khó chịu, bà bầu cần nghỉ ngơi, hít thở đều, thở chậm và sâu. Hoặc có thể uống một cốc nước ấm để giảm đau sẽ khiến cơ thể dễ chịu hơn.
  • Mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái để không hạn chế lưu thông máu đến thai nhi, để thoải mái hơn thì bạn có thể sử dụng thêm gối bà bầu và kê cao đầu một chút.
  • Nếu các cơn đau xuất hiện quá nhiều, dữ dội và kèm với các biểu hiện bất thường như ra máu âm đạo, chảy nước ối từ âm đạo,… thì nên nhanh chóng nhập viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhưng cơn gò cứng bụng lúc này có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non ở tuần thứ 15 sẽ rất nguy hiểm.

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên chú ý bổ sung sắt, canxi và vitamin D đặc biệt là trong giai đoạn thai nhi bước từ tuần thai thứ 15 trở đi. Thời điểm này, thai nhi đang trong quá trình hoàn thiện hệ xương vì vậy mẹ cần bổ sung nhiểu canxi để bé phát triển. Tìm hiểu cách uống sắt canxi DHA như thế nào đúng giúp mẹ bổ sung dưỡng chất hiệu quả.

uống sắt canxi dha vitamin dúng cách

Bộ tứ Sắt, Canxi, DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu chính hãng từ Châu Âu

Thai 15 tuần gò cứng bụng phần lớn không phải dấu hiệu nguy hiểm tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Thường xuyên thăm khám thai sản theo hướng dẫn và định kỳ chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để biết con sự phát triển của thai nhi như thế nào, nhận biết các dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh, tiến hành kiểm tra và theo dõi sức khỏe của bà mẹ cũng như tình trạng thai để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của em bé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn