Trang chủ » Thả 8 tháng vẫn chưa có thai: mẹ không nên quá lo lắng

Thả 8 tháng vẫn chưa có thai: mẹ không nên quá lo lắng

(13/10/2022)

Để thụ thai cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thụ tinh. Vì thế không phải ai “thả” cũng có thể mang thai ngay. Thả 8 tháng vẫn chưa có thai, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy áp dụng những cách tăng khả năng thụ thai sau đây.

5 (100%) 4 votes

Thả 8 tháng vẫn chưa có thai: mẹ không nên quá lo lắng

Thả 8 tháng vẫn chưa có thai có thể vì những nguyên nhân sau đây:

Căng thẳng, stress

Thường xuyên căng thẳng khiến chức năng tuyến dưới đồi bị cản trở khiến tuyến yên, tuyến thượng thận, buồng trứng bị rối loạn hoạt động. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các hormone bị thay đổi nồng độ và chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn gây khó thụ thai.

Thả 8 tháng vẫn chưa có thai: mẹ không nên quá lo lắng

Thường xuyên căng thẳng khiến các hormone bị thay đổi nồng độ và chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn gây khó thụ thai

Giao hợp không đúng thời điểm

Quan hệ đúng thời điểm trụng trứng làm tăng khả năng thụ thai. Thời điểm rụng trứng là trước chu kỳ kinh nguyệt mới khoảng 14 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng ngày đầu tiên hành kinh, chú ý theo dõi chính xác ngày bắt đầu chu kỳ để tính toán thời điểm rụng trứng chính xác nhất.

Thụt rửa âm đạo

Thụt rửa âm đạo không giúp làm sạch vùng kín mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo. Đồng thời hóa chất trong chất thụt rửa cũng có thể tiêu diệt tinh trùng, thay đổi độ pH âm đạo khiến môi trường tự nhiên của âm đạo và tử cung bị phá vỡ, phôi khó bám dính.

“Cường độ yêu” quá dày hoặc quá thưa

Cường độ yêu dày đặc khiến cơ thể 2 vợ chồng bị mệt mỏi, kiệt sức và trong tinh dịch của người chòng cũng có chứa rất ít tinh trùng tại thời điểm rụng trứng, khiến khả năng thụ thai bị suy giảm. Cường độ yêu quá thấp lại có thể khiến các cặp vợ chồng bỏ qua, không quan hệ trong giai đoạn rụng trứng, thời điểm phụ nữ dễ thụ thai nhất.

Béo phì hoặc quá gầy

Béo phì khiến chức năng buồng trứng suy giảm còn quá gầy lại khiến nồng độ hormone leptin giảm đi và là nguyên nhân khiến kinh nguyệt của chị em không đều và chậm thụ thai.

Tập thể dục cường độ cao

Một nghiên cữu trong năm 2012 đã chỉ ra một phụ nữ có hình thể, chỉ số cân nặng bình thường mà luyện tập thể dục thể thao cường độ cao nhiều hơn 5h/tuần có tỉ lệ thụ thai thấp hơn so với những người luyện tập nhẹ nhàng. Nguyên nhân vì luyện tập thể dục thể thao cường độ cao là ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, kéo dài hoặc làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt khiến chị em phụ nữ khó thụ thai.

Mang thai sau tuổi 35

Sau tuổi 35 chất lượng trứng và nội tiết tố của phụ nữ không được ổn định làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh và tỉ lệ sảy thai ở những phụ nữ mang thai sau tuổi 35 cũng cao hơn. Đặc biệt, những chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh (40 – 45 tuổi) cũng rất khó mang thai do số lượng trứng không nhiều, trứng rụng thưa, thậm chí không rụng trứng nữa. Do đó các bác sĩ sản khoa vẫn luôn khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai sau tuổi 35.

Thả 8 tháng vẫn chưa có thai: mẹ không nên quá lo lắng

Sau tuổi 35 chất lượng trứng và nội tiết tố của phụ nữ không được ổn định và khó thụ thai

Nguyên nhân khiến mẹ chậm có thai cần cảnh giác

Bên cạnh các yếu tố tâm sinh lý, không nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản, khiến một số phụ nữ thụ thai chậm hơn so với những chị em khác thì cũng có chị em chậm mang thai là do một số bệnh lý khiến sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng. Thả 8 tháng vẫn chưa có thai cần cảnh giác khi bạn là 1 trong những trường hợp dưới đây:

Người đang mắc bệnh lý

Một số bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ như:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Buồng trứng đa nang xảy ra khi tuyến nội tiết sản xuất quá nhiều hormone androgen (hormone sinh dục nam nhưng có ở trong cơ thể cả nữ và nam) khiến quá trình phóng noãn bị rối loạn, chất lượng trứng giảm sút và khó thụ thai.
  • U xơ và polyp tử cung: U xơ và polyp tử cung là quá trình tăng sinh lành tính của các mô bên trong tử cung với các triệu chứng điển hình như chảy nhiều máu kinh, rong kinh và thống kinh. Đồng thời còn khiến trứng khó làm tổ trong tử cung sau khi được thụ tinh và làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh no, thai chết lưu.
  • Lạc nội mạc tử cung: do các mô tuyến phát triển bên ngoài tử cung gây thống kinh nghiêm trọng, các chị em bị rối loạn kinh nguyệt với chu kỳ và số lượng kinh nguyệt thất thường. Thậm chí lạc nội mạc tử cung còn khiến buồng trứng và ống dẫn trứng bị rối loạn chức năng, không cho trứng gặp tinh trùng.
  • Rối loạn nội tiết: Tuyến nội tiết sản xuất các hormone để điều chỉnh các hoạt động của cơ thể. Các hormone ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và thụ thai như gonadotropin, luteinizing, hormone kích thích nang trứng (FSH), estradiol, progesterone và estrogen nếu không cân bằng các nồng độ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thụ thai và mang thai của phụ nữ. Tuyến nội tiết rối loạn khiến chất lượng buồng trứng suy giảm, quá trình rụng trứng và làm tổ của hợp tử cũng bị cản trở khiến người phụ nữ không thể mang thai.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Khi trứng được thụ tinh thành công hoạt động của hệ miễn dịch cũng tự động suy yếu để bảo vệ hợp tử mới được hình thành. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn các tế bào có nguy cơ bị chính cơ thể tấn công, đồng thời phản ứng miễn dịch quá mức cũng tiêu hủy tinh trùng và hợp tử mới ình thành khiến cho các chị em không thể thụ thai tự nhiên.
  • Bệnh lây qua đường tình dục: Bệnh lây qua đường tình dục khiến tử cung, ống dẫn trứng bị tổn thương khiến khả năng thụ thai và làm tổ của bào thai đều bị ảnh hưởng.
  • Bệnh ung thư: Các bệnh ung thư có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của toàn bộ cơ thể, trong đó bao gồm hoạt động sinh sản. Đồng thời quá trình hóa trị, xạ trị, sử dụng thuốc với rất nhiều hóa chất khác nhau cũng khiến khả năng sinh sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Thả 8 tháng vẫn chưa có thai: mẹ không nên quá lo lắng

Người đang mắc bệnh lý có thể khiến chức năng sinh sản bị ảnh hưởng và khó thụ thai, đặc biệt là các bệnh đường sinh dục

Người nghiện rượu, bia

Nếu bạn hiếm khi uống rượu sứ khỏe sinh sản cảu bạn không bị ảnh hưởng nhưng nếu bạn là người nghiện rượu bia thì có nguy co bị rối loạn rụng trứng rất cao, rất khó để có thể thụ thai. Phụ nữ uống rượu sau khi mang thai cũng khiến thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non và thai chết lưu,…

Người nghiện thuốc lá

Thuốc lá có thể làm tổn thường ADN và mất cân bằng tuyến nội tiết của cả phụ nữ và nam giới khiến họ có nguy cơ gặp các vấn đề sinh sản rất cao. Chất lượng của trứng và tinh trùng, khả năng thụ thai và làm tổ của phôi thai đều bị giảm sút nghiêm trọng khiến cả nam và nữ đều phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh.

Hỗ trợ thụ thai như thế nào thì hiệu quả?

Để tăng khả năng thụ thai bên cạnh việc điều trị các bệnh lý đang gặp phải, có tinh thần thoải mái, lối sống lành mạnh,… Để hỗ trợ quá trình thụ thai và mang thai một số chị em còn áp dụng các cách xin vía có bầu.

Uống viên sắt và axit folic ngay khi có kế hoạch mang thai để tăng khả năng mang thai và thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất ngay khi mới hình thành

Uống viên sắt và axit folic ngay khi có kế hoạch mang thai

Tuy nhiên, để tăng khả năng mang thai hiệu quả nhất có thể, các chị em cũng cần:

  • Chọn thời điểm giao hợp: Thời điểm giao hợp dễ thụ thai nhất là trước ngày rụng trứng 1 – 2 ngày vì tinh trùng có thể sống trong môi trường tử cung 72h. Các bạn nữ cần xác định chính xác thời điểm rụng trứng bằng cách tính ngày hoặc dùng que thử rụng trứng.
  • Tần số giao hợp: Cần tối thiểu 24h để lượng tinh trùng phục hồi ở mức trên 300 triệu, đạt trạng thái tốt nhất cho quá trình thụ thai. Do đó nếu trước kia 2 bạn quan hệ với tần suất dày hơn thì nên giảm bớt còn quá thưa thớt thì tăng cường độ lên và lưu ý sao cho ngày giao hợp phải trùng với thời điểm phóng noãn của phụ nữ để tăng khả năng thụ thai lên cao nhất.
  • Tư thế giao hợp: Tư thế giao hợp thuận lợi nhất cho quá trình thụ thai là 2 người mặt đối mặt. Trước khi người nam xuất tinh, người nữ nên co đầu gối lên trước ngực và giữ nguyên tư thế này khoảng 20 phút sau khi xuất tinh để hạn chế lượng tinh dịch bị chảy ra ngoài. Đồng thời người nam cũng cần xuất tinh vào âm đạo sâu nhất có thể và giữ nguyên tư thế vài phút, giúp tinh trùng dễ dàng gặp trứng và thụ tinh hơn.
  • Bổ sung sắt và axit folic cho mẹ bầu: Ngay khi có kế hoạch mang thai các chị em cần uống viên sắt và axit folic để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, tăng khả năng miễn dịch, cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất trong quá trình thụ thai và phát triển bào thai. Axit folic có nhiệm vụ sản xuất và duy trì các tế bào mới, ngăn ngừa sự thay đổi của DNA, hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu ác tính. Nhờ đó quá trình thụ thai thuận lợi hơn à tạo điều kiện tốt nhất cho bào thai phát triển khỏe mạnh ngay từ khi mới hình thành.

Thả 8 tháng vẫn chưa có thai là hiện tượng bình thường, các chị em không nên quá lo lắng. Thay vào đó nên tìm hiểu và áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học, tinh thần thoải mái, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và các quan hệ vợ chồng sao cho phù hợp để tăng khả năng thụ thai. Nếu sau 12 tháng vẫn chưa thụ thai các cặp vợ chồng có thể đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp nếu bị hiếm muộn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn