Tê bì chân tay uống gì để cải thiện? Tê bì chân tay được hiểu là tình trạng chân tay bị tê như kim đâm hoặc như kiến bò.
Tê bì chân tay là hiện tượng thế nào?
Tê bì chân tay là hiện tượng cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc chân tay bị đè nén dẫn đến tê. Hiện tượng này có thể mau chóng mất dần đi khi cơ thể được nghỉ ngơi một lúc. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
- Người có thói quen sinh hoạt hoặc làm việc sai tư thế, khi có vật nặng đè lên tay hoặc chân trong khoảng thời gian dài.
- Người phải đảm nhận khối lượng lớn công việc đồng thời chịu nhiều áp lực, căng thẳng thần kinh,…những hoạt động này đều gây chèn ép lên các mạch máu và các dây thần kinh ở tay, chân dẫn đến hiện tượng tê bì.
- Một số nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tê bì: các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh và mạch máu (xơ vữa động mạch, viêm đa rễ thần kinh, đa xơ cứng,…), các bệnh lý về xương khớp (thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…) hoặc các hệ lụy do gặp chấn thương (té ngã, tai nạn,…).
- Những người gặp phải tình trạng thừa cân, đang trong thời gian mang thai hoặc cơ thể ít vận động cũng có nguy cơ cao bị tê bì chân tay.
- Thiếu chất dinh dưỡng: người có chế độ ăn hàng ngày bổ sung thiếu các loại vi chất như canxi, kali, magie, các loại vitamin nhóm B sẽ có nguy cơ cao bị tê bì chân tay.

Tê bì chân tay là hiện tượng cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc chân tay bị đè nén dẫn đến tê
Tê bì chân tay uống gì cho hết?
Tê bì chân tay uống gì để cải thiện? Người bị tê tay chân do bệnh lý thì cần tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để kê các loại thuốc phù hợp, một số loại thuốc chữa tê bì tay chân phổ biến như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol: sử dụng để giảm đau cho người bệnh bị đau nhức xương đi kèm tê bì chân tay.
- Thuốc chống viêm không Steroid: thường sử dụng cho các bệnh nhân bị viêm khớp và thoái hóa khớp, thuốc cũng phát huy hiệu quả đối với tình trạng bị chèn ép các dây thần kinh. Các loại thuốc này chống chỉ định đối với người mang thai, người đang mắc các bệnh về gan, thận hoặc những người có vết thương hở.
- Thuốc chống trầm cảm Milnacipran: dưới tác dụng của thuốc, não bộ sẽ bắt đầu cân bằng lại các chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ cải thiện đau và tê bì chân tay, đau mỏi cơ bắp, dây chằng và sụn khớp.
- Thuốc chứa thành phần Corticosteroid: người bị tê bì chân tay nặng do bệnh lý bác sĩ có thể cân nhắc cho sử dụng loại thuốc này để giảm đau nhanh, đây là loại thuốc kháng viêm có dược tính mạnh.
- Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin: một trong những loại thuốc được sử dụng điều trị chứng tê bì chân tay hiệu quả, nhất là đối với bệnh nhân bị mắc chứng đau thần kinh ngoại biên hoặc thần kinh đái tháo đường, hội chứng ở chân,…
Người bệnh bị tê bì chân tay do thiếu chất, đặc biệt là những khoáng chất đa lượng như canxi hay magie nên kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và viên uống để sớm khắc phục tình trạng này, tránh trường hợp thiếu magie, canxi lâu dài gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực với sức khỏe.

Viên uống bổ sung magie và vitamin B6- nhập khẩu Châu Âu chính hãng
** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu – phân phối chính hãng tại Việt Nam.
Cần kiêng kỵ gì khi bị tê bì chân tay?
Bên cạnh tìm hiểu tê bì chân tay uống gì cải thiện, người bị tê bì tay chân cũng cần kiêng kỵ một số điều sau:
- Tránh làm việc căng thẳng, hạn chế stress, nên giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp bệnh không bị tiến triển nặng hơn.
- Người bệnh cũng cần hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, không nên vận động quá mạnh khi tay chân bị tê.
- Người bệnh cần chú ý không được tự sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bị tê bì nên áp dụng các phương pháp massage, xoa nhẹ nhàng phần tay chân bị tê sẽ giúp cải thiện tình trạng tê bì.
- Người bệnh hạn chế uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích, nên ăn uống khoa học để cung cấp đủ các vi chất thiết yếu.

Người bệnh bị tê bì chân tay do bệnh lý cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bài viết trên đã giúp tìm hiểu tê bì chân tay uống gì để cải thiện và những điều kiêng kỵ khi bị tê bì. Người bị tê bì chân tay do thiếu các chất dinh dưỡng nên xây dựng chế độ ăn khoa học, có thể sử dụng thêm viên uống bổ sung. Băn khoăn uống magie và sắt cùng lúc được không, người bệnh cần chú ý không được uống sắt và magie cùng lúc bởi đây là hai vi chất ức chế khả năng hấp thụ của nhau.